0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Chât mang là gì

Câu 32: Hỏi: Họat chất là gì trong quá trình gia công thuốc bảo vệ thực vật?
 

Đáp: Hoạt chất là chất quan trọng nhất trong sản phẩm gia công, mang những đặc tính liên quan nhiều nhất đến việc lựa chọn các nguyên liệu gia công. Hàm lượng chất độc có trong sản phẩm kỹ thuật tùy thuộc vào trình độ công nghệ, khả năng tổng hợp và chúng thường có hàm lượng rất cao.

Câu 33:Hỏi: Tại sao lại gọi là dung môi cho thuốc bảo vệ thực vật?

Đáp: Dung môi là chất lỏng có tác dụng hòa loãng chất độc. Dựa vào khả năng hòa tan với nước, dung môi được chia làm 2 nhóm:

Dung môi không hòa tan trong nước, thường được dùng để gia công thuốc sữa

Dung môi có thể hòa tan với nước, thường để gia công các dạng thuốc dạng lỏng hòa tan đậm đặc.

Dung môi cũng có độ độc cao đối với động vật và môi trường.

 

Câu 34: Hỏi: Chất mang là gì?
 

Đáp: Là chất rắn trơ dùng để hòa loãng sản phẩm kỹ thuật trong quá trình gia công các dạng khô như bột, bột thấm nước và hạt, nhằm làm cho việc rải một lượng chất độc nhỏ lên trên một diện tích lớn được dễ dàng hơn. Chất mang thường được sử dụng là bột talt, kao lanh, đất sét trơ, pyrophylit, bentonit, diatonit.

 

Câu 35:Hỏi: Thế nào là chất hoạt động bề mặt trong thành phần của thuốc thương phẩm?

Đáp: Là những hóa chất đặc biệt khi hỗn hợp với nước sẽ tạo nên một dung dịch không đồng nhất, nhưng làm giảm sức căng bề mặt, tăng tính thấm ướt, tính phân tán của dung dịch phun. Chất hoạt động bề mặt có tác dụng như chất hóa sữa, chất tạo bọt, xà phòng, chất thấm ướt, chất phân tán, chất loang dính.

Câu 36: Hỏi: Có bao nhiêu dạng thuốc bảo vệ thực vật có mặt trên thị trường?

Đáp: Các dạng thuốc BVTV được chia làm 3 nhóm:
* Nhóm I: thuốc đậm đặc, phải hòa loãng với nước: thuốc sữa EC, chứa hàm lượng chất độc cao; huyền phù đậm đặc SC, thường ở dạng chảy lỏng, viên bao vi thể CG; dung dịch đậm đặc SL; dạng bột tan SP hay viên bột tan SG trong nước, thuốc bột thấm WP; dạng viên hòa tan WG; dạng phân tán đậm đặc DC.

* Nhóm II: thuốc đậm đặc phải hòa loãng với dung môi: dạng lỏng không hòa tan OL; dạng bột phân tán trong dầu OP.

* Nhóm III: dạng thuốc dùng ngay không cần hòa loãng: dạng hạt GR; thuốc bột DP; dạng Flodust GP, dạng bột rất mịn dùng để xông hơi trong nhà kính.

Câu 37: Hỏi: Có bao nhiêu thuốc bảo vệ thực vật bị cấm và bị hạn chế sử dụng?

Đáp: Căn cứ vào cách phân loại độ độc của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã liệt kê 23 loại thuốc thuộc nhóm bị cấm, 20 thuốc bị hạn chế sử dụng và 218 thuốc được dùng rộng rãi. Những thuốc BVTV bị cấm là những thuốc có độc quá cao đối với người và động vật máu nóng, động vật có ích và thiên địch động vật thủy sinh hoặc do thuốc tồn tại quá lâu trong môi trường.

Những hạn chế sử dụng được quy định cụ thể cho từng loại thuốc với các ý nghĩa khác nhau: hạn chế số loài cây trồng, giai đoạn sử dụng, nồng độ thuốc, dụng thuốc, hạn chế nhập khẩu, hoặc quy định chỉ có những người được huấn luyện kỹ mới được phép sử dụng...

Câu 38:Hỏi: Xin cho biết khái quát về thuốc trừ sâu ?

Đáp: Thuốc trừ sâu bao gồm những hợp chất vô cơ, hữu cơ và các vi sinh vật tiêu diệt côn trùng gây hại cho cây trồng, cây rừng, nông sản, gia súc và người. Thuốc trừ sâu được chia thành các nhóm khác nhau tùy theo mục đích sử dụng.

Theo nguồn gốc hóa học: Thuốc trừ sâu vô cơ, hữu cơ, thảo mộc, có dầu, sinh học...

Theo con đường tác động: Thuốc trừ sâu trực tiếp, vị độc, xông hơi, nồi hấp, thấm sâu...

Theo cơ chế tác động: Thuốc trừ sâu kìm hãm men Cholinesteraza, điều khiển sinh trưởng, chống lột xác của côn trùng...

Theo phương pháp xử lý: Thuốc trừ sâu phun lên cây, thuốc trừ sâu xử lý đất, xử lý hạt, xông hơi...