0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Chăm sóc cây chè

Chăm sóc cây chè:

Thường xuyên diệt trừ cỏ dại cho vườn cây (mỗi năm làm có ít nhất 3 - 4 lần). Có thể dùng cuốc xới cỏ giữa các hàng chè, dùng tay nhổ cỏ xung quanh gốc. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, do khoảng cách giữa các hàng chè chưa bị giao tán nên có thể trồng xen các loại cây như: lạc, đậu tương hoặc cây phân xanh.

Việc trồng xen này là biện pháp tận dụng đất để tăng thu nhập cho người trồng chè. Hơn nữa, nó còn chống được cỏ dại, chống xói mòn, giữ độ ẩm cho đất và có thêm thân cây làm phân bón cho chè.

Cây chè ưa ánh sáng tán xạ. Vì vậy, phải trồng cây bóng mát để chống nóng, chống ánh nắng trực xạ cho chè. Cứ cách 4 hàng chè lại trồng 1 hàng cây bóng mát. Khoảng cách giữa các cây là 8 - 10 m. Nên chọn những loại cây có rễ ăn sâu, lá nhỏ, tán cao  để làm cây bóng mát như: muồng đen, muồng lá nhọn... Tha trồng khoảng 120 - 150 cây bóng mát.

Cây chè cần được bón phân đầy đủ để có thể phát triển tốt. Bón phân theo tuổi của cây.
 

Vào thời kỳ chè kinh doanh, cân bón bổ sung phân hữu cơ 3 năm 1 lần với lượng 20 - 25 tấn/ha. Ngoài ra, phải bón đủ đạm, lân, kali. Tuy theo năng suất của cây mà có lượng phân phù hợp.

Bón đạm:

 

Loại chè Kg N/ha Số lần bón Thời gian bón 
Năng suất < 6 tấn/ha 80 - 120 3-5 Tháng 1 - 9
Năng suất 6 - 10 tấn/ha 120 - 160 3-5 Tháng 1 - 10
Năng suất >10 tấn/ha 160 - 200 4-6 Tháng 1 - 10

Bón lân:

3 năm 1 lần vào cuối tháng 11 - 12. Mỗi lần bón 300kg supe lân/ha là vừa đủ. Nên bón kết hợp với phân hữu cơ để có hiệu quả cao.

Bón Kali:

Năng xuất búp tươi 6 tấn/ha: Bón 40 - 60kg kali.

Năng xuất búp tươi 6 - 10 tấn/ha: bón 60 - 80kg kali.

Năng xuất búp tươi 10 tấn/ha: Bón 80 - 100kg kali.

* Chú ý đốn chè đúng phương pháp.

Cây chè ở tuổi thứ 2: Đốn cách mặt đất 25cm.

Cây chè ở tuổi thứ 3: Đốn cách mặt đất 30 - 35cm.
Cây chè ở tuổi thứ 4: Đốn cách mặt đất 40 - 45cm.

Khi cây vào thời kỳ kinh doanh vẫn phải tiếp tục đến hàng năm vào trung tuần tháng 12 đến hết tháng 1. Mục đích của việc đốn cành là để loại trừ cành già yếu, tạo tán cây to tăng mật độ cành và búp chè. Đốn cành cũng giúp cho cây chè cao vừa phải, thu hoạch được thuận lợi hơn.

Người ta đưa ra 4 phương pháp đồn chè:

- Đốn phớt: Tiến hành hàng năm, tạo tán chè theo mặt bằng để tiện thu hoạch, chăm sóc và quản lý.

- Đốn lửng: Áp dụng khi mật độ cành trên tán quá dày, búp nhỏ, năng suất giảm. Vết đốn cành mặt đất 60 - 65cm.

Đốn đau: Đốn cánh mặt đất 40 - 45cm. Vết đốn phẳng, vát vào phía trong. Đốn đau áp dụng khi đã đốn lửng nhiều lần nhưng nương chè vẫn phát triển kém.

- Đốn trẻ lại: Đốn cách mặt đất 10 - 15cm. áp dụng đối với nương chè già, đã qua nhiều lần đốn đau. Cách đốn này nhằm thay thế toàn bộ khung tán cũ của cây.

Việc tưới nước và giữ ẩm cho chè là rất quan trọng. Tủ có cho chè có tác dụng làm tăng
năng suất, chống xói mòn, tăng độ phì cho đất rõ rệt. Nên kết hợp với đất, làm cỏ, đốn cành rồi vùi cành lá đốn và cỏ dại vào gốc chè.

Chăm sóc chè Shan:

Đối với chè Shan, hàng năm phát cây, xới có xung quanh gốc 3 lần vào tháng 3, 6, 9. Kết hợp xăm đất xung quanh gốc làm cho lớp đất mặt tơi xốp, giữ ẩm cho gốc chè.

Sau khi xới cỏ, xăm đất, cân bón hỗn hợp NPK cho cây. Lượng phân 0,6 kg/cây, bón làm 3 lần, mỗi lần 0,2 kg.

Khi cây chè Shan được 4 tuổi trở lên là thời kỳ cho thu hoạch. Tiếp tục bón hỗn hợp NPK 3 lần 1 năm, mỗi lần 0,5 kg/cây.

Chăm sóc chè đắng:

Chè đắng cũng cần đi : bón phân, làm cỏ, xới gốc như đối với các loại chè khác.

Trong quá trình chăm sóc cây chè đắng, cần chú ý bấm ngọn kịp thời để kìm chế sự phát triển ngọn cây, cây sớm phân cành. Sở dĩ phải làm như vậy vì cây chè đắng có đặc điểm phát triển mạnh ở ngọn cây, cây có thể cao tới 20 . 30m. Nếu để cây quá cao thì sẽ gây khó khăn cho việc thu hái.

*Việc bấm ngọn cho chè đắng cần thực hiện khi cây con cao 40 - 50cm, Giữ cây có độ cao 4 - 6m, tán cây phát triển như tán dù:

Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây.