0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Chăm sóc cam sành sau thu hoạch

Kỹ thuật chăm sóc cây cam sau thu hoạch

Đốn tỉa, tạo hình

Sau mỗi mùa thu hái quả, công việc đốn tỉa, tạo hình cho cây cam phải được tiến hành thường xuyên. Đó là các công việc như: Cắt bỏ những cành khô, cành bị sâu bệnh, cành tăm, cành vượt, cành viên vào tán, cành mọc quá dày, cành quá yếu... Mục đích là tạo cho cây thông thoáng, ít sâu bệnh.

Chăm sóc, bón phân Chăm sóc

- Làm cỏ: Thường xuyên làm sạch cỏ quanh gốc theo hình chiếu của tán cây để hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng, trú ngụ, xâm nhập của sâu bệnh.

Tưới nước: Cây cam là loại cây ưa ẩm và ít chịu hạn, do vậy việc tưới nước cho cây là rất cần thiết ở các thời kỳ nảy mầm, phân hoá mầm hoa, thời kỳ ra hoa, kết quả và quả phát triển. Đối với mùa khô hạn cần tưới nước từ tháng 11 đến tháng 2.

Lưu ý: Không để vườn cam bị úng, đặc biệt là giai đoạn khi cây mang quả.
 

Bón phân

- Thời kỳ kiến thiết (1 -4 năm): Bón tập trung 1 đợt vào tháng 12 hoặc tháng 1 với lượng phân 2 - 3kg phân hữu cơ vi sinh + 0,2kg S.A (sunfat đạm) + 0,5kg super lân + 0,2kg kali sunfat (K2SO).

Vào thời kỳ thu quả: Bón 3 - 5kg phân hữu cơ vi sinh + 1kg đạm + 1,2kg super lân + 0,5kg kali. Có thể chia làm 3 lần bón:

+ Lần 1: Sau thu hoạch quả tháng 12 sang tháng 1: 5kg phân hữu cơ vi sinh + 0,25kg super lân + 0,1kg kali.

+ Lần 2: Bón đón lộc xuân tháng 2 - 3: 0,6kg đạm +0,6kg super lân + 0,25kg kali.

+ Lần 3: Bón thúc cành thu và nuôi quả tháng 6 - 7: 0,4kg đạm + 0,35kg super lân + 0,15 kg kali.

 

 Cách bón:

+ Lần 1 (sau khi thu hoạch): Bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Các loại phân trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm.
+ Bón thúc vào lần 2 và 3: Trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, đảo sâu 4 - 5cm vùi đất lấp kín, tủ rơm rác giữ ẩm.

+ Bón phân phục hồi và tưới nước:

Đối với cây từ 3 - 4 năm tuổi, bón 1 - 2kg phân hữu cơ vi sinh/gốc, cây 5 - 6 năm tuổi bón 2 . 3kg phân hữu cơ vi sinh. Bón ngay sau khi thu hoạch. Trước khi bón, đào đất chung quanh gốc tạo thành đường vành khuyên rộng 20 - 30cm, sâu 30 - 40cm theo đường chiếu vành tán cây, rải đều phân xuống và lấp đất lại.

Sau khi bón phân tưới nước đều đặn, vừa phải cho phân tan để cây hấp thụ từ từ. Chú ý không nên tưới quá nhiều nước cho cây vì nếu thừa nước cây sẽ ra đọt non, ảnh hưởng đến việc xử lý ra hoa.

Cách tỉa cành và vệ sinh vườn:

Cắt bỏ những cành già, cành sâu bệnh, cành vượt nằm bên trong tán, cành mọc sà dưới đất và cả những đoạn cành đã mang quả (dài 10 - 15cm). Cắt ngắn cỏ, chừa cỏ lại che phủ đất (hoặc che phủ bằng rơm rạ). Nếu trồng sát gốc cây thì dọn sạch cỏ, lá cây để mô được khô ráo. Cần tránh phủ xơ dừa sát gốc cây có múi để tránh lây lan bệnh Phytophthora. Các cành lá tỉa bỏ, quả thối, cỏ dại phải thu gom lại chôn lấp hoặc đốt bỏ.

Nuôi dưỡng và bảo vệ:

Định kỳ khoảng 10 - 15 ngày/lần phun các chế phẩm BM - 703 (10g/8 lít nước). Pha chế phẩm Super Trichoderma - BM (40g/40 lít nước) để phun xịt dưới gốc. Phun từ gốc lên cao khoảng 1 - 1,5m, đặc biệt là những cây bị bệnh để phòng trừ nấm bệnh Phytophthora hoặc tuyến trùng, rệp sáp tấn công bộ rễ. Có thể phun dưới gốc chế phẩm BM - 700 để nhanh phục hồi bộ rễ, giúp cây sinh trưởng bình thường trở lại.

- Bón phân đón ra hoa: Trước thời điểm cây ra hoa 7-10 ngày phun lên lá chế phẩm BM - 703 (10g/8 lít nước) + 50g KClgốc 4 - 5 tuổi.

Bổ sung thêm vi lượng cho cây : Phân Bón Trung Vi Lượng Cambi Nhật 308