0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
CBF là gì trong thủy sản

Vì sao nên ứng dụng CBF ?

 CBF là gì và nên thực hiện CBF ở đâu?

Vì sao nên ứng dụng CBF?

Cá cung cấp nguồn thức ăn giàu protein động vật có lợi cho sức khỏe của con người, cả cũng là nguồn thức ăn truyền thống của người dân châu Á, đặc biệt là vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên, việc cung cấp nguồn thực phẩm cá cho cộng đồng dân số đang phát triển rất nhanh như hiện nay là một thách thức lớn đối với hầu hết các nước đang phát triển. Vì vậy những chiến lược phát triển với ít vốn đầu tư, kỹ thuật đơn giản, dễ áp dụng và dễ thích nghi cần được phổ biến rộng rãi để cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Một trong những chiến lược ấy là phát triển CBF vì nó có nhiều điểm thuận lợi so với nuôi trồng thuỷ sản thuần tuý, như:

Vốn đầu tư ít;

Sử dụng nguồn nước sẵn có (là hoạt động sử dụng nước thứ cấp” sau nông nghiệp hoặc thuỷ điện);

Kỹ thuật nuôi đơn giản hơn nhiều so với các hình thức nuôi thuần tuý khác như nuôi cá ao và nuôi cá lồng, dễ áp dụng và phổ cập tới từng người nuôi,

+ Đây là hoạt động mang tính cộng đồng và có thể dùng làm nền tảng xây dựng các mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong mỗi cộng đồng cũng như giữa các cộng đồng dân cư với nhau, dễ dàng “xã hội hoá”

Thu hút được sự quan tâm của nhà nước và các tổ chức phát triển như một chiến ở lược phát triển bền vững góp phần nâng cao khả năng cung cấp thực phẩm với giá thành rẻ cho cộng đồng dân cư nông thôn miền núi, qua đó sẽ góp phần nâng cao đời sống kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo,

CBF là gì?

CBF là một hình thức nuôi cá gần giống như nuôi quảng canh trong nuôi trồng thủy sản. Các hoạt động nuôi thả cá được tiến hành trong một thủy vực với diện tích nhỏ (thường nhỏ hơn 100 ha). Thông thường các loài cá sống trong thủy vực như vậy có sức sinh sản tự nhiên để tái tạo quần đàn kém, không thể nâng cao sản lượng cá tự nhiên. Các hồ chứa nước nhân tạo được xây dựng nhiều ở phía Bắc Việt Nam vào thập kỷ 68-80, thường ở các vùng sâu, vùng xa, với mục đích ban đầu để cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp (canh tác lúa) hoặc thuỷ điện nhỏ, có thể được cùng sử dụng để nuôi cá

Các hồ chứa tích nước quanh năm hoặc tích nước theo mùa đều có thể dùng để phát tiên CBF. Để canh tác thuỷ sản, người ta thả một số cá giống với số lượng và mật độ cân đối, sau một thời gian thì thu hoạch. Cá thả sẽ sống và phát triển trong hổ chủ yếu sử dụng thức ăn tự nhiên, thu hoạch được thực hiện vào thời gian thích hợp, thường vào cuối năm khi mức nước hồ xuống thấp. Việc chuẩn bị hồ trước khi thả cá, mua cá giống, vận chuyển cá giống, theo dõi chăm sóc, bảo vệ và quản lý cá nuôi do các nhóm hộ nông dân thực hiện, theo dõi và quản lý.

Tất nhiên, những nhóm hộ nông dân này sẽ thu hoạch và sở hữu sổ cả mà họ đã bỏ công đầu tư chăm sóc, CBF khác với những hoạt động thả cả thuần tuý (như thả cá ra sông suối hoặc hộ có diện tích lớn) ở chỗ: Trong CBF người dân tự quản lý và chăm sóc cá nuôi tại hồ và đàn cá sẽ thuộc sở hữu của họ, còn cá thả ra hồ chứa lớn (trừ Trung Quốc) hoặc sông suối sẽ không thuộc sở hữu của ai cả, ai cũng có quyền khai thác cá theo chính sách và luật pháp của chính quyền sở tại. Như vậy, CBF vừa là một dạng hoạt động thả cá nhằm nâng cao sản lượng, vừa mang yếu tố nuôi trồng thuỷ sản. CBF có thể xem là một hình thức nuôi trồng thuỷ sản theo định nghĩa của Tổ chức lương thực thế giới (FAO) vì hai lý do. Một là sản phẩm cá nuôi thuộc sở hữu của chính người nuôi, hai là cá giống thả được cộng đồng quan tâm chăm sóc và quản lý trong suốt quá trình nuôi. Cần tránh nhầm lẫn giữa CBF và hoạt động nuôi trồng thuỷ sản dựa vào nguồn giống tự nhiên.

Trong hình thức này, cá giống tự nhiên được thu và nuôi thành cá trưởng thành bằng các biện pháp kỹ thuật nuôi thuần tuý. Thông thường những đối tượng được nuôi ở hình thức này này là các loài cá dữ và có giá trị kinh tế cao như lươn, cá quá, cá trê... ở vùng nước ngọt và cá ngừ vây xanh và cá tráp ở vùng nước lợ. Ở đây, cá có thể được nuôi trong lồng bè, đăng chắn, ao, và được chăm sóc cho ăn chu đáo.

Các hoạt động của CBF được thực hiện trên tài sản chung là hồ chứa nước hoặc vùng trũng nhưng sản phẩm cá được sở hữu bởi người nuôi. Ở hầu hết tất cả các trường hợp như vậy, nguồn lợi nước hồ chứa chỉ có thể được sử dụng để nuôi cá khi các hoạt động của CBF được cộng đồng chấp nhận và ủng hộ. Áp dụng nguyên lý này sẽ giải quyết các vấn đề về quyền sở hữu có liên đến thuỷ vực và đặc điểm quản lý của từng loại thuỷ vực