0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Cây Neem có tác dụng trừ sâu như thế nào

Câu 39:Hỏi: Đặc điểm của cây hoa cúc khi được sử dụng làm thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc?

Đáp: Pyrethrum là những hỗn hợp este phức tạp có trong các loại cây Cúc sát trùng trong giống Chrysanthenum, loài phổ biến nhất là Pyrethrum cinerariaetrifolium. Người ta đã tổng hợp chúng thành một nhóm thuốc trừ sâu tổng hợp thế hệ mới rất tốt với tên gọi là Pyrethroit.

Chất pyrethrum có tác dụng tiếp xúc mạnh, vị độc và xông hơi kém; tác động chủ yếu đến hệ thần kinh ngoại vi. Thuốc an toàn với động vật máu nóng, thực vật, không tích lũy trong cơ thể sinh vật, thuốc được áp dụng với lượng hoạt chất nhỏ/đơn vị diện tích. Nhưng thuốc không bền lâu trong môi trường, dễ bị ánh sáng phân hủy. Trở ngại chính của nhóm thuốc này là do giá thành cao.

Câu 40 :Hỏi: Cây Neem có tác dụng trừ sâu như thế nào ?

Đáp: Có tác dụng tiêu diệt, kìm hãm sự sinh trưởng của côn trùng. Ở Ấn Độ người ta trồng nhiều để trừ sâu. Dịch trích từ hạt quả cây Neem có thể phòng chống sâu ăn lá rau trong vài tuần. Thuốc này không gây hại cho thiên địch. Dịch cây Neem ở nồng độ 3-5ppm có thể phòng chống mọt hại kho đến 6 tháng.

Câu 41:Hỏi: Dây thuốc cá có thể làm thuốc trừ sâu được không ?

Đáp: Rễ dây thuốc có chứa hàm lượng Rotenon và Rotenoit cao, dùng để trừ sâu khoang, rệp sáp, mọt gạo. Thuốc rất an toàn đối với cây trồng và động vật máu nóng. Độc đối với cá, nhưng an toàn đối với tôm, nên thường được dùng để trừ cá trong ruộng nuôi tôm. Thuốc bị phân hủy rất nhanh trong môi trường sau 48 giờ .

Câu 42: Hỏi: Xin cho biết các vi sinh vật sử dụng để trừ sâu ?

Đáp: Vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng như vi khuẩn, nấm, protozoa, virus, mycoplasma hoặc các loài vi sinh vật khác làm giảm khả năng lây lan của côn trùng. Các vi sinh vật gây bệnh và ký sinh
được gia công thành sản phẩm thương mại. Các thuốc này có độ độc cao đối với sâu hại, nhưng không gây độc cho người và động vật máu nóng. Các thuốc trừ sâu vi sinh là các sản phẩm dùng để phun lên cây, qua đó côn trùng bị nhiễm bệnh, ngộ độc rồi chết .

Câu 43: Hỏi: Tác hại của các loài nhện hại cây như thế nào ?

Đáp: Nhện là loài dịch hại quan trọng của bông và nhiều cây trồng khác. Chúng ký sinh trên cây ăn quả, rau và nhiều cây trồng khác. Nhện chích tế bào thực vật làm cho lá bị biến màu, lá xoăn, vặn vẹo; lá và quả rụng sớm. Ngoài ra, chúng còn làm tăng sự sần sùi của cành non và lá. Các loài nhện trong kho thường ăn hạt, bột mì và các loại thực phẩm khác. Trên cây bông, nhện đỏ Tetranychus làm lá vàng úa, hiện tượng này lây lan nhanh, lá rụng sớm, cây có thể bị chết sau vài tuần từ khi phát hiện triệu chứng. Trên cây cam quít, chúng làm cho trái bị hiện tượng da lươn, da cam, hay da cá sấu