0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
CÂY ĐẬU TƯƠNG ĐT 80

CÂY ĐẬU TƯƠNG ĐT 80

Đậu tương là cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao.

Hạt đậu tương chứa rất nhiều đạm, có thể chế biến thành nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng. Sản phẩm chế biến từ hạt đậu tương cung cấp lượng dinh dưỡng cao, vị lành, mát, có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là người già và trẻ em. Ngoài chế biến đậu phụ, đậu tương còn là nguyên liệu để làm tào phớ, sữa đậu nành... Sản phẩm sữa đậu nành đóng chai có tác dụng giải khát rất tốt và rất được ưa chuộng ở thị trường trong nước.

Cây đậu tương do có khả năng cố định đạm (nhờ các vi khuẩn nốt sần ở bộ rễ) nên trồng đậu tương có tác dụng cải tạo đất. Đậu tương có thể trồng luân canh, xen canh với nhiều loại cây khác. Các cây trồng trên đất vừa cho thu hoạch đậu tương sẽ cho năng suất gấp đôi. Thân, lá cây đậu tương có thể làm cây phân xanh để bón cho đồng ruộng.
vu.

Nói chung, trồng đậu tương có lợi về nhiều mặt, không chỉ về phương diện kinh tế mà còn ở khả năng cải tạo đất, tăng độ phì cho đất, chống xói mòn.

Ở miền núi, giống đậu tương ĐT 80 có ưu điểm hơn hẳn các giống đã trồng phổ biến, năng suất trung bình tăng 1,5 lần và ổn định trong nhiều Ở vụ bù, năng suất cao nhất có thể đạt tới 2,8 tấn/ha. Đậu tương ĐT 80 có khả năng chịu hạn, chống đổ, đậu quả cao hơn so với các giống đậu tương khác.

1. Đặc tính của giống đậu tương ĐT 80.

Thân to, cứng. Đường kính thân 0,85cm, ngọn kín dưới tán lá.

Lá cây to, dài, hình trứng, cuống lá dài. Do giống đậu tương này cành ngắn, ít phân cành nên phải trồng dày. Rễ cây ăn sâu, khỏe.

Cây ra hoa nhiều, hoa có màu tím. Khả năng tái sinh hoa mạnh. Tỷ lệ đậu quả cao. Có cây đạt 250 quả.

Loại cây này dễ trồng, phát triển trên nhiều loại đất, thích nghi với điều kiện khí hậu miền núi, phát triển tốt trong mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10).

Về mặt dinh dưỡng, cây đậu tương có nhi cầu không cao lắm. Một tấn hạt đậu tương cùng với thân lá chỉ lấy đi 81kg N 17kg P.05, 36kg K2O. Tuy đậu tương cần đạm nhiều song lại có khả năng đồng hóa đạm từ không khí nên nhu cầu bón phân thường không cao. Cây đậu tương ngoài các nguyên tố đa lượng còn hút khá nhiều canxi, magiê và một số nguyên tố vi lượng khác. 2.

2.Kỹ thuật trồng và chăm sóc.

Vụ xuân: Gieo hạt khi có mưa xuân (thường từ 6/2 đến 15/3).

Vụ hè: Gieo hạt từ 10/6 đến 5/8.

Hoặc gieo đậu tương xen với cây ăn quả, cây rừng chưa khép tán và các cây lương thực, thực phẩm ngắn ngày khác.

Có thể trồng luân canh: Ngô xuân - đậu tương hè, thu, lúa nương - đậu tương hè, thu, Đậu xanh - đậu tương hè, thu.

Nếu trồng xen canh thì không cần bón lót nữa. Nhưng nếu trồng luân canh thì nên bón lót trước khi gieo hạt.

Việc cung cấp một lượng phân đạm và lân nhất định cho đậu tương trong giai đoạn đầu rất có ý nghĩa, vì đây là điều kiện cần để giúp vi khuẩn nốt sần hoạt động có hiệu quả. Nên bón lót Supe lân và phân hữu cơ mục.

Vụ xuân: Giao hàng cách hàng 35 - 40cm, cây cách cây 35 - 40cm.

Vụ hè: Hàng cách hàng 35 40cm, cây cách cây 7- 10cm.

Thường xuyên vun xới, làm cỏ, tưới nước đủ ẩm. Bón thúc lần 1 lúc cây có 1 - 3 lá. Bón Urê và Kali. Khi cây chớm ra hoa, bón thúc lần 2 bằng vôi bột, đồng thời vun đất cao.

Lúc cây ra quả, cần chú ý tưới nước để cây không bị hạn khiến giảm phẩm chất và năng suất.

Để phòng trừ sâu ăn lá, phun thuốc Monitor (lcc thuốc pha với 1 lít nước), phun 550 lít/ha. Hoặc có thể phun Dipterạc: lg thuốc pha với 0,8 lít nước.

3. Thu hoạch.

Thu hoạch đậu tương vào lúc nắng ráo. Khi 85% số quả trên cây chín thì bắt đầu thu hoạch.

Sau khi phơi khô đến tách hạt được thì đập lấy hạt. Làm sạch hạt, phơi trên nong, nia đến khi cắn tách dọc hạt được dễ dàng là được.
Sau khi phơi đạt yêu cầu, phải để nguội, sở thấy mát tay thì mới bảo quản trong chum kín.

Chú ý:

- Đậu tương dễ mẫn cảm với thời tiết từng vùng nên trước khi đưa ra sản xuất lớn cần thử nghiệm ở diện tích hạn hẹp.

Cân chọn thời điểm trồng cho hợp lý để khi thu hoạch gặp thời tiết nắng ráo.