0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Cách trồng xoài hữu cơ

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY TRÁI HỮU CƠ

I. KỸ THUẬT TRỒNG XOÀI HỮU CƠ

1. Vườn xoài hữu cơ nên thiết kế quy hoạch như thế nào?

a. Nguyên tắc thiết kế quy hoạch vườn quả

Quy hoạch vườn quả phải lấy bảo vệ nước trong đất làm trung tâm, có lợi cho ngăn chặn tai họa của tự nhiên, có lợi cho quán triệt biện pháp kỹ thuật trồng, có lợi cho quản lý cơ giới hóa vườn quả, nguyên tắc là tiết kiệm đầu tư, tốn ít công sức, hiệu quả nhanh, thu nhiều lợi ích.

 

b. Vườn quả phải chia vùng tác nghiệp

Chia vùng tác nghiệp phải căn cứ điều kiện địa hình, địa thế, thổ nhưỡng, kết hợp toàn bộ hệ thống đường sá, hệ thống tưới tiêu nước, công trình bảo vệ rừng, bảo vệ đất, nước để tiến hành. Thiết kế quy hoạch mạng lưới đường sá, phải có ba loại trục đường chính, đường nhánh và đường nhỏ. Hai bên trục đường chính phải trồng cây, hệ thống tưới tiêu phải đảm bảo khi ngập có thể tháo nước, khô hạn có thể tưới. Hệ thống tưới tiêu vườn quả có thể dùng phương thức hồ nước, tưới nhỏ giọt, rãnh tưới.

2. Xây dựng vườn quả hữu cơ như thế nào?

a. Làm vườn. Sau khi đã dọn sạch cây cỏ tạp, tiến hành cày xới toàn bộ vườn, làm đất đầy đủ, cày xới hai lần. Cày sâu 40cm, làm cho đất nhỏ tơi xốp, sau khi phơi đất trồng.

b. Quy cách (mật độ) cây trồng. Xét đến nhu cầu chiếu sáng của cây xoài, ánh sáng chiếu có thể ảnh hưởng đến màu sắc và phẩm chất của quả xoài, đòi hỏi phải thông gió, thấu quang tốt, quy cách trồng là 5mx5m hoặc 4mx5m, mỗi mẫu trồng 27 - 33 cây.

c. Đào hố, lấp đất và bón lót phân. Theo mật độ cây trồng, đào hố trước, bón đủ phân lót. Khi đào hố phải để riêng đất mặt và đất đáy, quy cách hố cây là rộng 70-80cm ở mặt, đáy rộng 60-70cm, sâu 70-80cm. Phân lót chủ yếu là phân hữu cơ, phối hợp một ít phân lân và vôi. Mỗi hố dùng phân hữu cơ hoai mục (phân chuồng trâu, bò, lợn, phân xanh) 25-30kg, thêm phân lân 0,5kg, vôi 0,25kg. Sau khi hỗn hợp với đất mặt cho vào hố, cao hơn mặt đất 15-20cm.

3. Chọn cây non khỏe mạnh như thế nào?

Có thể căn cứ thị trường chọn một số cây giống tốt, khi trồng phải chọn cây khỏe mạnh không có bệnh sâu hại và tổn thương cơ giới, cao 30-40cm, có 2-3 lá (như lá trên đỉnh chưa chuyển lá già xanh). Trước hết phải cắt bỏ, để tránh sau khi trồng mất nước chết mầm.


4. Mầm xoài hữu cơ trồng như thế nào?

a. Thời gian trồng: Vào mùa mưa là tốt nhất.

b. Kỹ thuật trồng: Khi trồng mầm giống, xé bỏ túi ni lông, bảo đảm tốt bầu đất không bị vỡ, độ sâu trồng sao cho cổ gốc ngang với mặt đất. Lấp đất cao lên trên 1-2cm, nén chặt đất lấp, kịp thời tưới đủ nước cho đến khi cây sống tốt.

5. Quản lý thổ nhưỡng như thế nào?

Kết hợp bón phân lót, đào một rãnh xung quanh đường tưới nước của cây, rãnh thông thường to nhỏ là 100cmx50cmx40cm, cho phân xanh ép vào, cùng phân hữu cơ hoai mục và phân lân.

Giữa các hàng cây xoài nên cho phân xanh họ đậu, phân chuồng và thực vật khác hoặc cỏ rơm, nhưng cây trồng xen phải cách gốc xoài trên 1m, trồng cỏ chọn loại cỏ cây thấp hoặc nho, không có bệnh chung với xoài, thời kỳ sinh trưởng ngắn, như hoắc hương. Vườn xoài nên trồng loại cây phủ quanh năm.

6. Trừ cỏ và tưới nước như thế nào?

Vườn cây nên dùng nhân công, máy cắt cỏ hoặc thuốc trừ cỏ vi sinh vật để trừ cỏ tạp, cỏ tạp giữa hàng nên dùng cơ giới, điện lực, thuốc trừ cỏ hoặc vi sinh vật trừ cỏ.

Vườn xoài mùa thu chưa thu hoạch, thời kỳ phân hóa hình thái hoa mầm, thời kỳ trước và giữa phát triển quả, gặp khô hạn phải kịp thời tưới nước, cách 15-20 ngày tưới nước một lần là vừa.


7. Phát trống sinh trưởng như thế nào?

Cây xoài là loại cây sống lâu năm, cây ăn trái sinh trường tự nhiên, phần nhiều cây to cao, cành cây dày, nếu chiếu sáng và thông gió không tốt, dễ bị sâu hại sinh trưởng, dẫn đến kết quả khó cân bằng, hiện tượng trái to nhỏ không đều, chất lượng quả kém, quản lý cũng rất bất tiện. Do đó, tỉa cành trống thoáng đối với cây xoài rất quan trọng. Về sinh trưởng, chủ yếu sử dụng biện pháp kỹ thuật tỉa cành thoáng cây như sau:

a. Tỉa sửa chỉnh hình cây non. Nguyên tắc cắt tỉa chỉnh hình cây non là áp dụng cắt nhẹ, để tăng tốc sinh trưởng, tăng nhanh phân cành, nhanh chóng mở rộng tán cây, sớm thành hình. Phương pháp cắt chỉnh, chủ yếu trong mùa sinh trưởng, áp dụng hái tâm, cắt ngắn và kéo, treo để thay đổi vị trí cành.

b. Cắt tỉa cây ra quả. Cây xoài vào thời kỳ ra quả, cần phải cắt bỏ cành phụ ảnh hưởng sinh trưởng của cành chính, cành trùng nhau vị trí không đúng, cành chéo nhau và cành bệnh sớm, khống chế cành lớp, cắt bỏ cành quá dài, quá tốt, thúc đẩy phân nhánh có hiệu quả, để tăng ra trái cuối cành và diện tích lá, trong sản xuất chia ra cắt tỉa thời kỳ sinh trưởng và cắt tỉa sau hái quả.

c. Cắt tỉa thời kỳ sinh trưởng cây ăn trái. Biện pháp chủ yếu là tỉa mầm thời kỳ sau, tỉa cành, cắt ngắn, tỉa hoa,

tỉa quả.

d. Cắt tỉa sau khi hái quả. Hằng năm, vào tháng 5-6, sau khi hái quả kịp thời cắt tỉa, cách làm cụ thể: Cắt bỏ cành tâm, cành sâu bệnh, cành già yếu và cành gục xuống, cắt ngắn cành quả, cành chéo nhau giữa tán cây hoặc trong tán cây, bảo đảm cự ly hàng cây nhất định. Sau khi cắt tỉa, tập trung bồi dưỡng cho cây. Việc cắt tỉa phải hoàn thành trước tuần tháng 7, khi cành già, ngưng sinh trưởng.

8. Bón phân cây non như thế nào?

a. Phân lót trồng cây: Mỗi cây bón phân hữu cơ ưu chất hoai mục 25-30kg, phối hợp phân lân 0,5kg, vôi 0,25kg.

b. Bón thúc. Sau khi trồng cây non kịp thời bón thúc phân, một năm bón 5-6 lần. Mỗi lần sau khi nhú ngọn đều bón thúc một lần, mỗi cây mỗi lần bón 10kg phân chuồng.

 

9. Bón phân cho cây ra trái như thế nào

Chủng loại và sử dụng phân phải phù hợp quy tắc sử dụng phân thực phẩm hữu cơ, chủ yếu là phân chuồng (phân bò, lợn, gà, phân và nước tiểu của người, phân khô dầu). Nói chung phân hữu cơ là chính. Thời kỳ bón phân cụ thể như sau:

a. Bón phân sau khi ra quả. Xoài sau khi ra quả, cũng như cây ăn trái nói chung, sau khi ra trái và không ngừng mọc chồi, tiêu hao lượng lớn dưỡng phần trong cây, đến trước sau khi thu hoạch quả, hàm lượng dưỡng phần trong cây giảm đến mức thấp nhất, nếu không kịp thời bổ sung, thế cây nhanh chóng suy yếu, dần dần không thể đâm chồi, hoặc đâm chồi ít, lá nhỏ, dẫn đến xuất hiện hiện tượng ra quả cách năm hoặc năm to năm nhỏ. Lần này bón phân chủ yếu là phân hữu cơ, phối hợp phần nguyên tố vi lượng. Lượng phân bón bằng 60%-80% tổng lượng cả năm, đồng thời kết hợp khống chế cỏ tạp, mỗi cây bón phân chuồng 50-60kg, phân lân 0,5-1kg.

b. Phân xúc tác. Vào tháng 10-11 thời kỳ đầu ra mầm phân hóa, bón thúc phân xúc tác thúc đẩy hoa mầu phân hóa, bón cây dùng khô dầu lạc (hoặc khô bánh đậu) 1-2kg, đất thiếu lần thì phải bổ sung thích đáng phân lân.

c. Phân tăng cường. Cây xoài nở hoa lượng lớn, tiêu hao dưỡng phần nhiều. Yêu cầu thời kỳ ra hoa bốn đuổi một lần phân hữu cơ, nếu lượng phân tăng cường bón đầy đủ, cây sinh trưởng tốt tươi, lần bón phân này là bắt buộc.

d. Phân tăng mập quả. Sau khi hoa rụng trên dưới 30 ngày, là thời kỳ quả nhanh chóng sinh trưởng phát triển. Lúc này cần bón phân, mỗi cây bón thúc phân chuồng 15kg (phân lợn, bò, gà) để cân bằng sự cạnh tranh của quả sinh trưởng phát triển và mọc chồi sinh trưởng, đối với dưỡng phần, thúc đẩy đậu quả, mập quả.

10. Phòng trị sâu bệnh như thế nào?

Bệnh hại thường gặp của xoài hữu cơ có bệnh nhiệt thán, bệnh mục cuống, thường thấy sâu hại có bướm đêm đuôi ngang (sâu đục ruột), nhện đỏ. Đối với phòng trị bệnh cây xoài, chủ yếu thực hiện "dự phòng là chính, phòng trị tổng hợp", biện pháp kỹ thuật phòng trị chủ yếu như sau:

a. Tăng cường miễn dịch thực vật

Tiến hành kiểm dịch đối với trồng cây mầm, ghép cành, kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc hạt giống, cây giống,
để ngăn ngừa sự lây lan truyền bệnh của sâu hại bệnh có tính nguy hại trên diện rộng.

b. Phòng trị nông nghiệp

- Chọn giống cao sản, kháng bệnh tốt nhất, bồi dưỡng mầm cây không có bệnh.

- Quá trình trồng, bón phân lượng vừa phải và tưới tiêu, vườn cây ăn trái luôn luôn cần phải cày xới sâu, cải tạo tốt, chủ yếu là bón phân hữu cơ có ưu chất hoại kỹ, hỗ trợ thêm là phân nguyên tố vi lượng nguồn từ thiên nhiên, chưa qua xử lý hóa học, chưa cho thêm chất hợp thành hóa học.

- Bảo vệ vườn cây ăn trái trong sạch, loại bỏ cỏ tạp, thường xuyên loại bỏ cành bệnh lá bệnh, cành khô, quả bệnh, quả rụng và tập trung tiêu hủy, thường xuyên cắt tỉa, bảo đảm vườn cây ăn trái thông gió, thấu quang, giảm sâu bệnh sinh sôi.

- Nhằm vào một số sâu hại nào đó, như loại kim quy tử, loại bướm sâu hại, áp dụng phương pháp phòng trị bằng đèn bẫy sâu bướm trong vườn cây ăn trái và dùng nhân công bắt sâu.