Cách Nuôi Tôm Hùm Alaska ( ương nâng cấp tôm hùm)
KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI NÂNG CẤP TÔM HÙM GIỐNG (PANULIRUS URNATUS)
Để giải quyết việc con giống ngày càng khan hiếm trong khi chưa tạo được tôm hùm giống bằng con đường sinh sản nhân tạo thì việc ương nâng cấp tôm hùm giống từ tôm trắng, trắng hồng, tôm đen lên tôm giống cỡ lớn (100g/con trở lên) nhằm tăng khả năng sống tự nhiên của tôm hùm là hết sức quan trọng và đang được thực hiện ở nhiều địa phương trong cả nước.
I. CHỌN ĐỊA ĐIỂM ƯƠNG NUÔI
- Nơi có độ mặn cao, tương đối ổn định trong khoảng từ 30 - 35%o, ít bị ảnh hưởng của lũ lụt.
- Có nguồn nước trong sạch, lưu thông tốt, ít bị ảnh hưởng bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp và đô thị.
- Là nơi kín gió, có độ sâu phù hợp cho việc xây dựng và quản lý lồng nuôi, mực nước tối thiểu khi nước thủy triều xuống là 1,5 m.
Chất đáy là cát; cát bùn; hoặc chất đá, cát, cát bùn có lẫn đá san hô nhỏ, vỏ động vật thân mềm.
Gần nguồn giống, thức ăn và giao thông thuận tiện.
II. THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG LỒNG NUÔI
1. Kiểu lồng hở (bè)
Là loại lồng được cố định bởi các cọc gỗ ghim xuống đất.
- Kích thước lồng nuôi phù hợp là: (3 x 3 x 2) m; (3 x 2 x 20m, chiều cao cọc gỗ phụ thuộc vào độ sâu nơi đặt lồng, tốt nhất nên đặt tại nơi có độ sâu 1,5 đến 2 m (lúc thủy triều thấp nhất).
2. Kiểu lồng kín (lồng di động)
- Loại lồng này thích hợp ở vùng có nhiều sóng gió theo mùa và được áp dụng phổ biến trong việc ương nâng cấp tôm hùm giống hiện nay.
Kích thước lồng kín thường nhỏ hơn lồng hở để thuận tiện cho việc di chuyển. Kích thước thường được sử dụng trong ương nuôi là:
(0,7 x 0,8 x 1,2)m; (1 x 1 x 1,2)m; (1,5x1,5x1,2) m; (2 x 2 x 1,2m);
Tôn - Đối với việc ương nuôi theo quy mô nhỏ, giai đoạn đầu (1 - 2 tháng đầu) có thể sử dụng lồng nuôi có kích thước nhỏ hơn (từ 0,5 - 1,0m2) sau đó san ra lồng nuôi có kích thước lớn hơn.
- Lưu ý: dù là kiểu lồng kín hay hở (be) cũng đều đặt lồng cách đáy ít nhất là 0,5m.
III. THẢ TÔM
1. Chọn giống
Để chọn được giống tốt ta cần lưu ý một số đặc điểm sau:
- Giống nuôi tốt nhất nên mua tại địa phương nhằm tránh sự khác biệt về điều kiện môi trường, thời gian vận chuyển xa làm yếu tôm và tránh con không qua việc sử dụng thuốc nổ hay bất kỳ một giống đã được lưu giữ dài ngày.
- Giống được đánh bắt một cách tự nhiên,loại hóa chất gây mê nào.
Tôm giống phải có hình dáng cân đối, đầy đủ các phần phụ, không trầy xước, thương tổn, có màu sắc tươi sáng tự nhiên, tôm khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh.
Chọn giống có kích cỡ đồng đều, hoặc phân cỡ tôm để thả nuôi, tránh thả tôm có nhiều kích cỡ vào nuôi một lồng.
Nên chọn con giống đánh bắt theo phương pháp lặn hoặc bằng bẫy.
2. Cách vận chuyển tôm giống đến nơi thả nuôi
- Có hai phương pháp vận chuyển: vận chuyển khô và vận chuyển nước.
- Đối với tôm hùm cỡ nhỏ, để đảm bảo tôm có tỷ lệ sống cao nên sử dụng phương pháp vận chuyển hở bằng thùng xốp và có sục khí bằng máy ôxy.
3. Thả tôm
Khi tôm vận chuyển đến lồng nuôi, tiến hành thuận nhiệt độ cho đến khi gần bằng với nhiệt độ môi trường nuôi. Cách làm: cho nước dần dần từ môi trường nuôi vào dụng cụ chứa tôm sau 30 - 60 phút để tôm hồi phục sức khỏe hoàn toàn rồi mới thả ra.
4. Mật độ nuôi
Đối với tôm trắng có thể thả với mật độ từ 50 - 60 con/m2
- Sau 60 ngày nên san thưa tôm ra với mật độ còn 15 - 20 con/m2.
- Sau 90 - 100 ngày nên san thưa với mật độ 12 - 15 con/m2. Chú ý phân nuôi theo cỡ tôm.
IV. THỜI VỤ THẢ NUÔI
Từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau đã có nguồn tôm trắng giống xuất hiện nhiều, vào thời điểm này, ta bắt đầu thả giống là được.
Tuy nhiên do tôm hùm giống rất nhạy cảm với sự biến động môi trường và khả năng thích nghi nhiệt độ không cao, do vậy, ương tôm trong mùa bậc nhằm tránh gây sốc để đảm bảo ty 1 sống cao. Tốt nhất nên ương từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm.
V. CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ
- Thức ăn: Tôm hùm là loài tạp ăn, thức ăn chủ yếu là cá, cua, ghẹ, cầu gai,... và các loại nhuyễn thể. Trong chăn nuôi nhân tạo nên chọn thức ăn tươi và chất lượng cao như cua, ghẹ, tép, ruốc, hàu,.. và băm nhỏ để phù hợp với khả năng bắt mồi của tôm.
- Chủ yếu là cho ăn thức ăn tươi, nên cho tôm hùm ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều tối.
- Lượng cho ăn hằng ngày bằng 15 - 20% trọng lượng đàn tôm (khoảng 5 - 7g/100 con tôm mới thả nuôi).
- Quản lí: Hằng ngày lặn kiểm tra lồng, kiểm tra tình trạng tôm, và kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu để từ đó có hướng giải quyết kịp thời.
- Định kỳ 7 - 10 ngày vệ sinh lồng nuôi một lần để đảm bảo môi trường sạch sẽ và thông thoáng.
Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp dựa vào 3 yếu tố là môi trường nuôi, sức khỏe tôm và quản lý mầm bệnh.