0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Cách Nuôi Tôm Hùm Alaska (THẢ TÔM )

I. THẢ TÔM

1. Chọn giống thả nuôi

Hiện nay, trong nước cũng như trên thế giới chưa sản xuất được tôm hùm giống, nguồn giống phụ thuộc hoàn toàn vào đánh bắt tự nhiên. Kích cỡ giống thường không đồng đều, con giống được đánh bắt bằng nhiều phương tiện khác nhau kể cả việc sử dụng các loại thuốc gây mê, thuốc nổ,... thời gian lưu giữ dài ngày và kỹ thuật lưu giữ không tốt nên khi nuôi thường dẫn đến hậu quả tôm thường chết nhiều vào giai đoạn đầu thả nuôi, tỷ lệ sống thấp và chậm lớn,....

Để chọn được giống tốt ta cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Giống nuôi tốt nhất nên mua tại địa phương nhằm tránh sự khác biệt về điều kiện môi trường, thời gian vận chuyển xa làm tôm yếu và tránh mua con giống đã được lưu trữ dài ngày một điểm để nhận biết tôm giống đã lưu giữ dài ngày là: đuôi bị phòng, bị tổn thương, các phụ bộ bị tổn mua con giống đã được lưu giữ dài ngày. (Một số thương đã chuyển sang màu đen, màu sắc tôm trở nên đen sậm, vỏ không còn bóng láng và tôm hoạt động yếu ớt, chậm chạp).

Giống được đánh bắt một cách tự nhiên không qua việc sử dụng thuốc nổ hay bất kỳ một loại hóa chất nào khác (loại tôm này thường còn nguyên vẹn các phụ bộ nhưng màu sắc thường chuyển sang màu hồng nhạt, phần đầu ngực và phần thân dãn ra hơn bình thường trông giống như tôm bị bệnh lỏng đầu do nhiệt độ nước lên cao hay độ mặn hạ thấp, tôm hoạt động chậm chạp yếu ớt; việc đánh bắt tôm tại các vùng biển có độ mặn thấp do ảnh hưởng của mưa lũ cũng gây ra hiện tượng tương tự). Khi mua phải loại tôm này, tôm nuôi sẽ chết từ rải rác đến hàng loạt vào giai đoạn đầu thả nuôi.

Tôm giống phải có hình dáng cân đối, đây đủ các phần phụ, không trầy xước, tổn thương, có màu sắc tươi sáng tự nhiên, tôm khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh.

- Chọn giống có kích cỡ đồng đều, cùng giới tính để nuôi trong cùng một lồng, kích cỡ giống nuôi có thể dao động từ 100 - 500g/con. Trong trường hợp sử dụng nguồn con giống kích cỡ nhỏ như dạng tôm bò cạp ta phải tiến hành ương nuôi sau đó tuyển chọn lại và đưa vào nuôi thương phẩm.

2. Cách vận chuyển tôm giống đến nơi thả nuôi

Tôm hùm có phương thức hô hấp tương tự như các loài cua, ghẹ, chúng có khả năng sử dụng được nguồn oxy trong không khí và khả năng chịu được ngưỡng oxy thấp.

Có 2 phương pháp vận chuyển giống là vận chuyển nước có sục khí và vận chuyển khô:

+ Phương pháp vận chuyển nước: Là phương pháp vận chuyển sử dụng nước có sục khí để cung cấp oxy, nhiệt độ nước trong quá trình vận chuyển là 22 - 25°C bằng cách cho đá lạnh vào các bọc nhựa sau đó bỏ vào dụng cụ chứa. Mật độ phụ thuộc vào kích cỡ tôm và thời gian vận chuyển. Phương pháp này thường áp dụng khi thời gian vận chuyển trên 2 giờ.

+ Phương pháp vận chuyển khô: Cách vận chuyển của phương pháp này là tiến hành sốc nhiệt ở nhiệt độ 20 - 22°C, sau đó buộc tôm trong các khăn lông đã nhúng nước và sắp theo từng lớp vào thùng xốp đã chuẩn bị sẵn, sao cho các lớp tôm không chồng lên nhau, chú ý giữa các lớp phải rải thêm đá lạnh (cũng bằng cách bỏ vào trong các túi nhựa sao cho vừa đủ) để đảm bảo giữ nhiệt độ ổn định từ 22 - 25°C, phương pháp này áp dụng cho thời gian vận chuyển dưới 2 giờ.

3. Thả tôm

Khi tôm vận chuyển đến lồng nuôi, tiến hành nông dân nhiệt độ lên cho đến khi gần bằng với nhiệt độ môi trường nuôi, bằng cách cho dân dân nước từ môi trường nuôi vào dụng cụ chứa tôm sau đó thả tôm vào các giai đã đặt sẵn trong lồng sau 30 - 60 phút để tôm hồi phục sức khỏe hoàn toàn rồi mới thả tôm ra.

Trong quá trình thả tôm ta phải thả tôm đực và cái riêng và thả theo từng nhóm kích cỡ, không nên thả chung.

4. Mật độ nuôi

Tôm hùm chủ yếu sống ở đáy, nên mật độ nuôi được tính theo diện tích đáy lồng. Tùy vào kích cỡ tôm, mức độ đầu tư, và điều kiện môi trường mà ta có thể nuôi với mật độ cao hay thấp. Đối với tôm giống có kích cỡ từ 100g/con trở lên, có thể thả nuôi với mật độ từ 8 - 10 con/m2.

II. THỜI VỤ THẢ NUÔI

Trong tự nhiên, tôm hùm được khai thác quanh năm nhưng tập trung lượng giống nhiều vào các tháng 8 - 12 hàng năm, nên vào thời gian này, chúng ta nên tập trung thả giống.

III. CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ

 Chăm sóc và quản lí là khâu đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả trong suốt quá trình nuôi.

- Thức ăn và cách cho ăn:

+ Tôm hùm là loài tạp ăn, thức ăn chủ yếu là cá tạp, cua, ghẹ, cầu gai,... và các loại nhuyễn thể.

+ Chủ yếu cho ăn tươi, nên cho tôm hùm ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều tối.

+ Lượng thức ăn hằng ngày bằng 15 - 20% trọng lượng đàn tôm (khoảng 5 - 7g/100 con tôm mới thả nuôi).

Quản lí: Hằng ngày lặn kiểm tra lồng, kiểm tra tình trạng tôm, kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu để từ đó có hướng điều chỉnh kịp thời.

- Định kỳ 7 - 10 ngày vệ sinh lồng nuôi một lần để đảm bảo môi trường sạch sẽ, thông thoáng.

- Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp dựa vào 3 yếu tố là môi trường nuôi, sức khỏe tôm và quản lý mầm bệnh.

IV. THU HOẠCH

-Sau thời gian nuôi từ 12-15 tháng, tùy vào cỡ giống, mật độ nuôi và mức độ đầu tư, tôm có thể đạt khối lượng từ 1,2 kg/con trở lên. Lúc này tiến hành thu tỉa những con có khối lượng lớn, vỏ cứng cáp, không trứng vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Phương pháp vận chuyển tương tự như cách vận chuyển tôm giống đến nơi thả nuôi.

Bài viết về : Kỹ Thuật Nuôi Tôm