0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
CÁCH NUÔI TÔM CÀNG XANH BỆNH CỦA TÔM

BỆNH CỦA TÔM

Con tôm tuy bên ngoài có lớp vỏ kitin dày bao bọc, nhưng cũng có nhiều bệnh hiểm nghèo, giết chết cả bầy đàn nếu không được chữa trị kịp thời.

Bệnh của tôm cũng có nhiều dạng:

* Bệnh do virus như: bệnh vàng đầu của tôm sú

* Bệnh do vi khuẩn như: bệnh phát sáng, bệnh đốm nâu,bệnh đỏ thân, bệnh ăn mòn vỏ kitin...

* Bệnh do nấm gây ra.

* Bệnh do môi trường sống như bệnh mềm vỏ, bệnh xanh,bệnh đỏ, bệnh mang đen.

Ở đây, chúng tôi chỉ xin trình bày một số bệnh mà tôm thường mắc phải:

BỆNH PHÁT SÁNG

Bệnh này do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn Vibrio có nhiều loại như Vibrio Alginolyticus, Vibrio Parahaemlyticus, Vibrio Harveyi bám trong tảo và tôm cá, xuất hiện dưới tầng sâu của ao hồ dơ bẩn.

Khi tôm bị bệnh, thường ấu trùng bị tấn công nhiều nhất thì mình phát ra ánh sáng màu xanh nhạt, tôm bỏ ăn và chết dần mòn, có khi trọn ao. Khi tôm chết, xác tôm chìm xuống đáy và tạo nên từng khoảng sáng rộng ở mặt đáy ao.

Đây là loại bệnh nguy hiểm cho tôm nước ngọt và cả tôm nước lợ, thường gặp tại các ao ương

Khi phát hiện tôm bị bệnh này thì cách tốt nhất là thay nươc sạch vào, vớt tôm phát sáng ra khỏi ao. Trong trường hợp tôm chết với tỷ lệ cao thì dùng bột tẩy chlorine 200-250ppm cho vào ao để diệt khuẩn trong vài giờ rồi tháo nước cạn kiệt,vệ sinh lại ao để nuôi lứa khác

BỆNH ĐỎ DỌC THÂN

Bệnh đỏ dọc thân cũng ảnh hưởng nặng đến tôm ấu trùng, tại những ao ương và tôm nước ngọt hay nước lợ gì cũng đều mắc phải. Đây cũng là bệnh do vi khuẩn gây ra khiến tôi bệnh chết từ từ và nếu không có phương cách trị liệu kịp thời thì cũng có thể chết trọn lứa tôm trong ao nuôi.

Khi nhiễm bệnh, ấu trùng bị đốm đỏ xuất hiện ở vùng mắt, ở mang, ở đuôi và nặng hơn thì dọc hai bên thân đều có đốm đỏ cả. Cuối cùng, con tôm trở nên đỏ cả thân mình.

Tôm bị bệnh như vậy thì bỏ ăn và kiệt sức chết dần mòn.

Bệnh này xuất hiện cả năm, do môi trường nước quá xấu, tảo quá nhiều, nên vi khuẩn có cơ hội tốt để sinh sôi và tác hại. Ấu trùng vốn yếu lại bị tổn thương khá nặng về nội tạng nên khó lòng sống nổi.

Thường thì trong trường hợp bệnh mới chớm phát, ta có việc tuy chậm nhưng hiệu quả hơn là khử nước bằng các loại thuốc tẩy. Còn nếu bệnh nặng, lây lan cho cả bầy đàn thì coi như phải hủy bỏ cả lứa tôm.

Cách chữa bệnh này cũng giống như cách phòng và trị bệnh phát sáng của tôm. Chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu.

BỆNH MỀM VỎ

Đây là bệnh của tôm sú và thường tôm lớn bị mắc phải. Bệnh này thường xuất hiện trong mùa mưa và sau mùa mưa. Có hai nguyên nhân gây ra bệnh này đó là do thức ăn của tôm thiếu dinh dưỡng và do môi trường nước quá xấu.

Thức ăn mà thiếu chất vôi cũng khiến cho tôm bị bệnh mềm vỏ. Những ao nuôi có xuất hiện bệnh này là do môi trường nước quá xấu như: nước không đủ độ mặn, nước bị ô nhiễm vì độc chất. Vì vậy, cần phải cải thiện chế độ dinh dưỡng hợp lý cho tôm, đồng thời cũng cải tạo lại nguồn nước cho ao được tinh khiết hơn.

Tôm bị bệnh này thì vỏ tôm mỏng dần, nhăn nheo, cầm con tôm thấy mềm ra và không có màu trong và bóng sáng. Bệnh có thể kéo dài vài tuần liền khiến tôm biếng nhác, bỏ ăn và kiệt sức dần mà chết. Nếu chúng không chết vì bệnh thì cũng bị đồng loại ăn thịt.

Để phòng ngừa bệnh này, tốt hơn hết là nên cho tôm ăn với khẩu phần bổ dưỡng và đủ chất (thêm bột xương bột sò vào thức ăn hàng ngày, khoảng 1 phần trăm) và nên thay nước thường xuyên, đó là cách tẩy uế cho ao tôm được trong sạch hơn.

Bệnh này cũng thường gặp ở những loại ao mà mỗi lần cải tạo ao, người ta thường xịt thuốc sát trùng để trừ tuyệt địch hại tấn công tôm sau này, nhưng lại tẩy rửa không sạch, nên chất độc từ đất xì ra làm nhiễm độc nước.

BỆNH ĐỐM NÂU

Bệnh đốm nâu là bệnh của tôm càng xanh, xuất hiện quanh năm và tấn công từ tôm ấu trùng đến tôm trưởng thành. Nhưng khi bị bệnh thì tỷ lệ hao hụt của tôm ấu trùng cao hơn tôm lớn.

Người ta còn gọi bệnh này là bệnh hoại tử, do vi khuẩn gây ra và cũng do ở môi trường sống của tôm không hợp vệ sinh.

Trên mình tôm xuất hiện nhiều đốm nâu to nhỏ khác nhau, những đốm này trước màu nâu, sau trở sang đen và xuất hiện dưới lớp vỏ kitin và lớp biểu mô của tôm.

Tôm bị bệnh này trở nên kén ăn, mất sức, gầy top. Tôm con dễ chết hơn tôm lớn.

Cách phòng bệnh là nên chú ý đến nguồn nước trong ao, cần phải thay nước cho ao thường xuyên và trong ao nên thả tôm với mật độ vừa phải. Ngoài ra, ta nên cho tôm ăn bổ dưỡng hơn, để tôm có sức đề kháng chống chọi lại bệnh. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị về bệnh này.

BỆNH MANG ĐEN CỦA TÔM SÚ

Do ao sử dụng quá lâu không cải tạo nên phần đáy ao tích lũy lớp bùn dày mà trong đó là những chất dơ bẩn, thừa thãi của thức ăn tôm dồn chứa lại, khiến nước ô nhiễm nặng ở tầng sâu.

Tôm bị bệnh này mang tôm bị teo, dưới lớp vỏ kitin ở mang nổi màu đỏ, sau trở nên nâu rồi đen. Những đốm đen này chuyển dần về phần bụng và phần ngực, giữa các đốt.

Bệnh này cũng ảnh hưởng cho tất cả từng giai đoạn tuổi tác của tôm, lớn nhỏ gì cũng bị cả.

Tôm đã bị bệnh thì bỏ ăn, yếu sức dần và cũng chết lần mòn.

Để phòng ngừa bệnh này:

- Nên thay đổi nguồn nước cung cấp cho ao nuôi, nếu xét thấy nguồn nước cũ có nhiễm các kim loại, như đồng, kẽm...

- Nên thay nước thường xuyên cho ao nuôi.

Trộn vitamin C vào thức ăn cho tôm trong thời gian dài với liều lượng 1kg thức ăn với 200mg thuốc.

- Cho tôm ăn với khẩu phần bổ dưỡng hơn.

artemia cho tôm cá