0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Cách hàn chì

HÀN CHÌ HAY NGHỀ THỢ THIẾC

Dụng cụ và nguyên liệu cần thiết để hành nghề hàn chì hay nghề thợ thiếc rất đơn giản và ít vốn. Một người muốn hành nghề thợ hàn hay thường gọi là thợ thiếc phải có những đồ dùng sau đây:

- 1 mỏ hàn bằng đồng đỏ có đuôi bằng cây sắt và tay cầm bằng gỗ cho khỏi nóng. Có thứ mỏ hàn lớn, có thứ nhỡ và cũng có thứ loại nhó.

- 1 miếng phèn hàn làm bằng muối diêm Amoni clorua hay một cục nhựa thông.
- 1 cái hỏa lò (lò lửa) đốt bằng than củi để đun nóng mỏ hàn,

Nguyên liệu để hàn là:

- 1 thỏi chì nghĩa là thiếc (Ê-lanh) thì đúng hơn.

- 1 lọ nước hàn chế bằng át-xít cờ-lô-ri-rích trong có ngâm những miếng kẽm vụn, kẽm bị tan trong át-xít và nước hàn thành ra “kẽm clorua ”. Nước này dùng để tẩy chỗ sắp được hàn cho chỗ ấy thật sạch, sau chì hay thiếc mới ăn chặt vào chỗ gắn.

Mỏ hàn làm bằng 1 cục đồng đỏ, lớn bằng quả trứng gà hay có thể bằng nửa: một đầu mỏ hàn thì hình bet để dễ luồn vào các rãnh đồ đạc mà hàn, một đầu thì vuông, phẳng. Ngày nay có thứ mỏ hàn chạy bằng điện dùng để hàn các vật dụng nhỏ và mỏ hàn đỏ lên là do dây cản điện quấn ở phía trong làm cho nóng. Muốn hàn chì hay thiếc vào chỗ để gắn thì dùng nước hàn.

Nước hàn có mục đích tẩy chở hàn cho sạch vết dơ bẩn như mỡ, rỉ sét . Đối với mỗi kim loại để hàn thì dùng một loại nước riêng

- Hàn đồ bằng kẽm thì dùng nước hàn clorit.

- Hàn đồ bằng sắt tây thì dùng nước hàn như trên hoặc dùng bột nhựa thông cô-lô-phan.

- Hàn đồ bằng đồng thì dùng nước hàn có kẽm chế bằng HCl với mảnh kẽm.

Muốn thế nước hàn thì bỏ miếng kẽm nhỏ vào át-xít cho át-xít ăn kẽm, làm sủi bọt lên; bao giờ hết sùi bọt tức là được nước hàn.

Thỏi chì dùng để hàn là một hợp kim, ta có thể tự chế lấy được để dùng, vì đối với mỗi kim loại thì có một thỏi chì có thành phần hợp kim khác nhau.

Lấy kim loại là thiếc (ê-tanh), chì (po-lông), kẽm (danh) bỏ vào nồi đất mà để lên lò than đỏ mà nung khi nào kim loại chảy ra thì đổ vào khuôn làm bằng đất sét hay là cát ẩm, theo hình các thỏi chì, thường dài 20 phần, dầy 1 phần và ngang 3 phần.
 

Phần lượng hợp kim pha như sau:

a) Hàn hẽm: Chế thải chỉ có hai phần thiếc và ba phần chi

b) Hàn sắt tây: Chế thải chỉ có hai phần kẽm và 1 phần chì.

c) Hàn đồng thau: Chế thải chỉ có 1 phần kẽm và 1 phần chì.

Đối với việc hàn các kim loại trên thì phải tẩy chỗ hàn, hoặc bằng nước hàn hoặc bằng bột nhựa thông mà rắc lên chỗ hàn trước khi hàn bằng mỏ hàn. Nhưng đối với việc rửa máy vô tuyến điện thì nên dùng nhựa thông để tẩy sạch, vì nếu tẩy mối hàn bằng át-xít thì chỗ ấy sẽ bị luồng điện phân tích ra và mối hàn không được bền.

• Cách thức hàn chì

Có hai công việc phải làm khi hàn chì một mối hàn:

- Tẩy sạch chỗ định hàn

- Sử dụng mỏ hàn

Trước hết phải lấy rũa, dao, đá bọt, giấy nhám mà cạo, cọ sát, rũa chỗ hàn cho thật sạch, loại hết những chỗ dơ bẩn, vết sét. Vì nếu để lại các vết bẩn thì chì sẽ không ăn và tróc đi. Nếu là đồ dùng còn mới thì chỉ cần dùng nước hàn bằng cờ-lo-rua kẽm mà bôi một hai lượt cho chỗ để hàn sáng ra là đủ.

Còn đối với đồ dùng cũ thì sau khi cọ, rửa hết sét, rỉ rồi cũng phải tẩy sạch chỗ hàn bằng nước hàn cờlo-rua. Đoạn cho mỏ hàn vào lò than nóng mà nướng cho đỏ mỏ hàn, lưỡi mỏ hàn để ngửa lên trên, gáy mỏ hàn để xuống dưới than lửa.

Khi mỏ hàn đã nóng, bỏ ra mà chùi lưỡi mỏ hàn vào miếng muối hàn (cờ-lc-rua am-mô-ni-ác) vài lần cho sạch chất ốc-xít đồng ở lưỡi mỏ hàn; đoạn lấy thỏi chì để xuống đất, đem lia lưỡi mỏ hàn nóng lên đầu thỏi thiếc để chấm lấy một tí chì; chì gặp nóng sẽ chảy ra và bám vào mỏ hàn.

Đem đặt miếng chì ấy lên chỗ hàn mà rải cho đều; một giọt chì không đủ thì lấy miếng khác; hoặc giả hàn nhiều thì đặt ngay đầu thỏi chì lên chỗ mối hàn, rồi lấy mỏ hàn luôn tại chỗ cho mau. Nếu thấy chì ít ăn vào chỗ hàn thì thêm nước hàn tẩy thêm mà cho sạch rồi lại hàn.
 

Khi hàn đồ đạc bằng kẽm hay bằng sắt thì công việc hàn dễ hơn là khi hàn đồ dùng bằng đồng thau, vì kẽm dễ bắt chì hơn. Vậy khi hàn đồng thau thì nên đốt mỏ hàn cho thật nóng, còn nếu hàn kẽm thì đốt mỏ hàn nóng vừa cũng đủ hàn.

Đối với đồng cũng nên cạo, tẩy cho sạch. Để hàn sắt tây và để hàn các mối dây điện trong máy vô tuyến điện, hiện trên thị trường có bán dây chì, thiếc làm sẵn, trong ruột có để bột nhựa thông nên khi hàn, chỉ dí dầu mỏ hàn vào đầu dây là đủ. Dùng dây hàn này vào mỏ hàn điện rất tiện và mau khi hàn những mối hàn nhỏ.

Mỗi khi hàn xong, phải cạo mỏ hàn cho sạch, đậy nút chai nước hàn cho khỏi bốc hơi và lau chùi dụng cụ hàn cho sạch vì nước hàn có át-xít thường làm hư đồ dùng. Ngày nay trong nghề hàn chì thiếc, người ta có thể dùng mỏ hàn điện để làm những công việc nhỏ, cần hàn tinh vị hơn, nhất là hàn dụng cụ bằng đồng thau hay đồng đỏ.

Mỏ hàn điện có nhiều kiểu lớn nhỏ, có bán tại các tiệm điện. Mỏ hàn điện là một đồ dùng bằng dây cản điện quấn trong một cái bao bằng kim loại như đồng thau hay đồng đỏ. bao ấy hình một cái dùi nhọn dài từ 15 đến 20 phần, cắm lên một chuỗi nhựa hay cây để cầm cho khỏi nóng.

Khi cắm điện thì dây cản điện sẽ làm nóng bao đồng và làm cho nhiệt độ tăng lên. Muốn gắn thì dí mũi hàn điện vào thiếc, y như đối với mỏ hàn thường.

Tại tiệm điện có bán những dây thiếc trong ruột có chứa sắn nhựa thông. Dùng dây thiếc gắn thì khỏi phải dùng nước át-xít nữa, chỉ cần cạo sạch chỗ hàn mà thôi.