Cách ép dầu dừa
ÉP DẦU DỪA
Dầu dừa lấy ở cùi hay cơm trái dừa. Kể ra, hầu hết giống dừa đều có thể lấy củi để ép dầu, nhưng thứ dầu nào dày cơm thì lợi dầu. Ở miền Nam khí hậu và đất đai rất hợp cho cây dừa nên dừa được trồng ở nhiều tỉnh ven bờ biển, từ miền Trung vào miền Nam như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Thuận, Bến tre, Mỹ Tho và các vùng có đất phù sa trên bờ sông Cửu Long như Vĩnh Long, Sa đéc, An Giang, Phong Dinh.
- Dừa lửa, vỏ vàng, hoa đỏ
- Dừa Xiêm trái nhỏ nước ngọt
- Dừa bị, trái lớn, nước nhiều nhưng nhạt
- Dừa ta trái nhỏ nhưng cơm dày.
Trong 4 loại dừa kể trên, giống dừa ta là được người ta chuộng để lấy cái (cơm) dừa mà ép dầu. Dừa trồng được 6 năm thì lấy được trái ép dầu, trung bình, một mẫu dừa trồng được 156 cây và có thể sản xuất mỗi năm được 6.500 đến 7.800 trái dừa. Một năm, hai kỳ bẻ trái dừa, kỳ thứ nhất về tháng 3 và kỳ thứ hai về tháng 6.
Cách thức ép dầu dừa có hai công việc chính:
1. Lấy cái hay cùi (cơm) dừa. 2. Cách ép dầu
1) Lấy cái (cùi) dừa
Khi nào trái dừa già mới được hái, vì khi ấy cơm dày, ép lợi dầu hơn là ép cơm còn non.
Sau khi hái trái dừa xuống thì xếp trái vào chỗ vựa nào kín đáo, độ 30 đến 40 ngày sau sẽ lấy trái ra lột, xưởng lớn thì lột bằng máy, xưởng nhỏ thì lột bằng tay. Thường thường, công việc lột vỏ dừa là thuộc về nhà trồng tỉa, vì lột trái rồi đem bán cho nhà ép dầu lợi hơn là bán trái, chưa lột.
Lột vỏ xong, sọ dừa được đập vỡ bể làm hai hay ba mảnh rồi đem, phơi cho cùi tóp lại để dễ cạy ra. Cạy xong đem phơi nắng cho cái dừa khô ép sẽ được nhiều dừa. Về mùa nắng thì phơi dưa, về mùa mưa phải dùng lò sấy mà sấy như sấy cau khô; cạy cái dừa cho vừa đủ ép trong ngày, không nên cay nhiều quá, vì nếu để lâu cái dừa sẽ bị mốc, về sau dầu ép ra sẽ có mùi hôi và màu sắc xấu xí. Nếu trong trường hợp phải cạy cùi nhiều thì phải dùng khói mà xông.
Xông khói cho cái dừa khỏi mốc. Hun khói dễ làm, nhưng không công hiệu lắm cho nên ngày nay nhiều người lấy diêm sanh (soufre) mà xông cái của dừa. Muốn xông bằng diêm sinh thì người ta sắp cái (cùi) dừa trong 1 cái thùng lớn, phía dưới có để chén đựng diêm sinh đã đốt cháy bằng than lửa. Xông như vậy trong 12 giờ để khói diêm sinh ngấm vào cùi dừa, đoạn lấy dừa ra và thay mẻ dừa mới vào. Trung bình trong 12 giờ thì hun được 1.200 trái dừa bằng 8 ký diêm sinh. Mới đầu mùi điểm sinh bắt vào cùi cho nên dừa hôi, nhưng mấy ngày sau thì mùi hôi khét sẽ bay đi.
Cách thứ ba để giữ cái dừa cho khỏi mốc là nhúng dừa vào dung dịch pha bằng 5% cường toan Bo-ric (acide boric) vào nước nóng, ngâm trong 2 phút rồi vớt ra. Nhúng dừa vào acid boric thì dù chưa kịp phơi cái dừa nắng cho khô cũng có thể để dành lâu mà dừa không mốc.
2) Cách ép dầu dừa
Có hai cách ép dầu dừa để lấy dầu: a) Ép dầu theo cách cổ truyền b) Ép dầu bằng máy.
A. Ép dầu theo cách cổ truyền
- Phương pháp dùng nước nóng sôi để lấy dầu trong cùi dừa đã có từ lâu rồi và được thực hành ở nhiều nước, nhất là ở Việt Nam và Ấn Độ. Đây là lối cổ truyền của ta dùng ép dầu từ xưa và ngày nay ở nhiều nơi nhà tiểu công nghệ vẫn còn áp dụng.
• Cách thức làm như sau:
So dừa được đập vỡ ra làm hai nửa; không cần phải cay cùi ra mà cứ để nguyên nửa miếng mà nạo; nếu có cùi (cái) dừa đã cạy sẵn và xông diêm sinh rồi thì đem bỏ cùi vào cối đá mà giã nhỏ. Nếu không giã thì có thể đóng bàn mài bằng sắt tây như làm bàn mài khoai mì, đem mài cùi dừa lên bàn, đoạn trộn dừa mài vào nước nóng, đoạn vắt lấy nước. Khi phải làm nhiều dừa thì người ta cho dừa mài rồi vào cần xé tre, đổ nước nóng vào rồi lên đạp cho ra nước. Nước chảy ra được hứng lấy và đổ vào lu, vại hay thùng để chứa.
Sau 3, 4 giờ nước cốt dừa trong có nhiều dầu, màu trắng đục như nước gạo vo, sẽ thành váng nổi lên trên mặt nước lu.
Lấy vá mà vớt ra rồi đổ vào chảo gang mà đun để thắng cho cạn nước đi. Khi được dầu rồi nghĩa là lấy dầu nổi lên mặt và quánh lại thì múc dầu ấy ra. Dầu đun như vậy là dầu tốt. Ở dưới đáy là dầu cặn lẫn vào nước. Đun một lần nữa cho nước bốc đi để lấy dầu hạng nhì. Phương pháp ép dầu trên tuy lâu, mất ngày giờ và sức sản xuất ít, nhưng giản dị và lại thuận tiện cho các nhà tiểu công nghệ; dầu ép bằng nước nóng màu trắng, trong trẻo, mùi thơm, cho nên thường bán được giá hơn dầu ép bằng máy.
B. Ép dầu bằng máy
- Muốn ép nhiều dừa và sản xuất nhiều dầu phải dùng máy để ép. Thường thường cùi dừa được nghiền nhỏ bằng máy nghiền làm bằng trục gang có khía hay trơn và quay ngược chiều. Dừa được bỏ vào bao bố rồi cho vào máy ép. Có nhiều kiểu máy ép, hoặc chạy bằng trục có ốc để ép cùi, hoặc dùng sức nước hay sức dầu để đẩy bàn ép. Cùi dừa được đựng trong bao bố dây, chắc, rồi được đặt trên bàn ép. Nhờ có nước hay dầu nhớt bơm vào trục của bàn mà bán ép được đẩy lên rồi ép mạnh vào phía trên máy, làm cho dầu trong cái dừa sẽ chảy ra ngoài bằng cái máng và được hứng vào thùng. Xác dầu còn lại trong bao bố được hấp bằng hơi nước sôi rồi ép lần thứ hai để lấy dầu ra.
- Có kiểu máy ép dùng lồng để đựng cùi dừa, khỏi dùng bao bố rồi ép.
- Có những máy ép rất khỏe, với sức ép mạnh đến 500 ký-lô trên 1 phân vuông, nên ép được nhiều dầu và chỉ cần ép một lần là số dầu ra gần hết.
- Có kiểu máy ép liên tục, dùng rất tiện vì máy chạy liên tiếp không ngừng. Cùi dừa được bỏ vào máy, đoạn theo cái trụ hình xoáy trôn ốc để sau cùng bị ép vào một đầu máy khiến cho dầu bị chảy ra dưới máy, còn xác dầu thì thoát ra ngoài. Máy này chạy bằng động cơ xăng dầu cặn hay bằng điện lực.
Dầu dừa ép bằng máy thường có nhiều chất chua là chất át-xít dừa (acide palmitique), nên dầu có màu sậm và hay trở mùi, khiến ta phải dùng chất xút (soude) cao độ từ 20 đến 40 độ Baume mà khử. Dùng bột các-bô-nát natri mà khử át-xít trong dầu cũng tốt. Khi khử phải đun dầu nóng tới 60-65 độ.
Dầu dừa dùng để nấu xà bông hoặc chế ra mỡ thảo mộc để ăn Trong dầu dừa có át-xít cho nên không dùng để cho chạy máy.