Cách bón phân trồng cây Hồ Tiêu
Phân bón và kỹ thuật bón phân trồng cây hồ tiêu
+ Phân hữu cơ:
Trong phân có đầy đủ khoáng đa, trung, vi lượng cần thiết cho cây sử dụng, nếu không có phân hữu cơ, cần phải bổ sung phân vị lượng. Có thể thay thế phân hữu cơ bằng phân hữu cơ vi sinh với lượng 2 tấn/ha/năm.
+ Phân vô cơ:
Đạm: giúp tiêu sinh trưởng phát triển tốt, nhiều chồi, ra nhiều hoa, Kích thước trái to. Thiếu đạm lá vàng cây cằn cỗi. Dư đạm lá nhiều, dễ nhiễm bệnh, ít trái.
Lân: giúp bộ rễ phát triển tốt, hút được nhiều chất dinh dưỡng, chịu hạn tốt. Thiếu lân cây cằn cỗi ít đậu trái. Lân cần trong giai đoạn cây con và đầu thời kỳ ra hoa.
Kali: Giúp cây chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất thường, tăng phẩm chất hạt. Thiếu kali cây khó hấp thu đạm, rụng hoa, cây cần kali trong giai đoạn cây non, hạt vào chắc và chín.
Magiê (Mg): Cây rất cần Mg do đó phải bổ sung thêm Mg bằng cách tưới Sunfat Mg 1% (1-2 lít/gốc) hoặc phun phân vi lượng qua lá. Phân bón lá SIÊU KALI
Vôi: Rất cần cho cây tiêu sử dụng, phòng chống bệnh... Hai năm bón thêm 0.5 – 1kg vôi cho 1 cây. Với trụ xây phải bón nhiều hơn. Định kỳ 2 – 3 tháng xịt phân bón lá 1 lần.
+ Lượng phân (kg/ha/năm): Mật độ khoảng 2000 cây/ha.
+ Thời kỳ bón: Khi tiêu còn nhỏ pha nước tưới 1 - 2 tháng một lần Khi tiêu lớn chia làm 5 lần bón:
Sau thu hoạch bón toàn bộ phân hữu cơ + toàn bộ phần lần theo rãnh. hoặc hốc rồi lấp phân lại.
Tháng 4: Hòa tan 100 kg Urê + 70 kg Lân + 40 kg Kali
Tháng 6: Hòa tan 90 kg Urê + 80 kg Lân + 40 kg Kali
Tháng 8: Hòa tan 80 kg urê + 100 kg Lân + 50 kg Kali
Tháng 10-11: Hòa tan 70 kg Urê +90 kg Lân+ 80 kg Kali
Khi đã ra trái: Hòa tan 60 kg urê + 60 kg Lân + 40 kg Kali
+ Tưới nước kết hợp với bón phân vô cơ qua đường ống:
Mỗi lần bón hòa tan hoàn toàn lượng phân trong bồn, mở hệ thống tưới tiết kiệm nước, phân theo hệ thống đi đến từng gốc cây. Các ưu điểm của phương pháp tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống, Tiết kiệm lượng nước tưới; tiết kiệm dầu tưới; tiết kiệm công tưới; tiếp kiệm công làm bồn; tăng hiệu quả của việc bón phân; tăng năng suất và chất lượng trái. Tùy vào điều kiện cụ thể của từng nông hộ có thể lắp đặ hệ thống tưới nước kết hợp bón phân qua đường ống theo một số mô hình.
Chú ý: Căn cứ vào hướng dẫn các đợt bón phân trong quy trình kỹ thuật, mỗi đợt lượng phân bón được hòa tan vào hệ thống tưới 3-4 lần mỗi lần cách nhau 7 ngày, chia nhỏ lượng phân ra các lần bón như thế sẽ góp phần giảm thất thoát phân bón, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón của cây trồng.
Khi bón phân cho cây, phân bón được ngâm trước một ngày, thường xuyên khuấy đều khi ngâm phân để hòa tan hoàn toàn lượng phân cần tưới vào bồn dung dịch phân (không nên sử dụng các loại phân khó tan).
Nguyên tắc hoạt động: Khi vận hành máy bơm, dưới lực hút của máy nước từ giếng và dung dịch phần trong bồn chứa sẽ được hút vào máy bơm và được khuấy đều trong hệ thống và ra các vòi tưới cho cây. Chúng ta có thể thay đổi lượng phân bón trước khi đi vào trong máy bằng khoá điều chỉnh. Từ máy bơm, một lượng lớn nước chứa phân được đưa đến bộ lọc (tránh nghẹt bét) rồi đến ống cấp 1. Nếu nước trong bồn bị cạn hệ thống sẽ ngưng hoạt động. Từ ống cấp 1 nước chứa phân được đưa đến các ống cấp 2, rồi đến ống cấp 3 tưới vào từng gốc cây. Ông cấp 2 được đặt dọc theo các hàng cây, trên các ống cấp 2 này chúng ta lắp đặt hệ thống van điều chỉnh lưu lượng và áp lực nước vì nơi gần máy bơm áp lực và lưu lượng nước cao hơn những nơi cách xa máy bơm. Ngoài ra các van này cũng rất quan trọng để điều chỉnh lưu lượng và áp lực nước cho những vùng có địa hình không đồng đều, đồi dốc...
Bồn chứa nước phải cao để đủ áp lực nước. Bồn chứa dung dịch phân cũng phải cao để nước tưới không bị đẩy ngược lại bồn chứa phân. Trước khi cho hệ thống ngừng cần phải khóa van điều chỉnh lượng dung dịch phân lại.
+ Buộc dây:
Đối với tiêu trồng bằng dây thân: Sau khi trồng khoảng 1-2 tháng mỗi hom thân mọc từ 1-2 cành tược. Tược lên đến đâu phải buộc dây đến đó để rễ bám chắc vào trụ tạm, có như vậy thì cây mới cho ra nhánh ác. Nếu không buộc dây kịp thời tược sẽ ngã ra ngoài, dây ốm yếu không cho nhánh ác được.
Đối với tiêu trồng bằng dây lươn: Dây lươn không ra nhánh ác ngay tuy vậy vẫn phải thường xuyên buộc dây vào trụ tạm, không để cho đồ nào không có rễ bám vào trụ tạm. Khoảng 10 tháng đến 1 năm sau khi trồng, dây bám trên trụ tạm từ 1,2 - 1,5 m thì bắt đầu ra cành ác. Chọn dây bền chắc không thấm nước, định kỳ 7- 10 ngày buộc một lần, khi cây cao 60 – 80 cm chưa phân cành tiến hành bấm ngọn, khi cây cao 80 - 100 cm chưa phân cành ngang lại bấm tiếp. Để 3 – 4 dây chính trên một nọc tùy kích thước nọc, nên phân bố dây đều trên nọc không buộc đè lên nhau.
+ Trồng dặm: Sau trồng 20 ngày kiểm tra, cây nào chết tiến hành rồng dặm và tăng cường chăm sóc cây dặm để cây phát triển kịp cây rước, phải che bóng trong giai đoạn cây con.
+ Xén tỉa, tạo hình:
Đối với tiêu trồng bằng dây thần: Sau một năm trồng, các dây tiêu đã vươn bám trên trụ tạm ở độ cao trên 1.5 mét, cắt ngang dây thân, cách mặt đất 25 – 30 cm với mục đích vừa lấy hom nhân giống, vừa tạo khung thân dây tiêu trên trụ. Từ chỗ cắt mọc lên các dây thân chính. Giữ lại các dây thần khỏe mạnh, tiếp tục buộc 3 – 5 dây thân mới phát sinh vào trụ tạm, chỉ buộc 1 - 2 dây thân vào trụ cây sống (lúc này trụ sống đã có đường kính 3 – 4 cm và cao 3 – 3.5 m), vặt bỏ các mầm dây thần còn lại. Không nên để quá nhiều dây thân bám vào trụ sống khi cây trụ còn nhỏ sẽ làm hạn chế sinh trưởng của cây trụ sống. Khi cây trụ sống đã lớn, buộc cố định cây trụ tạm vào cây trụ sống, chuyển dần dây tiêu trên trụ tạm qua trụ sống. Hãm ngọn cây trụ sống ở độ cao 5 mét để tiện cho việc thu hoạch tiêu.
Đối với tiêu trồng bằng dây lươn: Áp dụng biện pháp đôn dây tiêu vào năm thứ 2 (sau trồng 12 – 13 tháng). Sau khi tiêu leo lên được 1- 1.2 m và các dây bám trên trụ bắt đầu cho 2 – 4 nhánh ác ở ngọn thì độn dây xuống. Nhẹ nhàng gỡ dây xuống, tránh làm tổn hại, xây sát, gãy dập dây tiêu.
Khoanh tròn dưới gốc phần dây không mang nhánh ác sau khi đã cắt hết lá, chừa đoạn ngọn có mang nhánh ác. Sau đó lấp nhẹ đất, hay chỉ dằn vài cục đất để giữ cho khoanh dây nằm im. Không nên lấp luôn một lớp đất dày và các khoanh dây có thể bị chết. Sau khi rễ nhú ra từ các khoanh dây được đôn xuống nên vun gốc bón phân cho tiêu. Chú ý giữ lại đủ số dây thân cần thiết cho bộ khung chính, loại bỏ các dây thần yếu, thừa. Mộ số dây thân sau khi đôn được buộc vào trụ tạm và 1-2 dây khác buộc vào trụ sống tương tự như khi tạo hình tiêu trồng bằng dây thân. Trong quá trình chăm sóc vườn tiêu chú ý cắt tỉa các loại cành sau: Tỉa bỏ tất cả các dây thân, cành ác mọc phía dưới gốc tiêu. Cành lá của cành ác cách mặt đất 10 – 15 cm. Dây lươn cũng được tỉa bỏ trừ mục đích để lại nhân giống. Tỉa bỏ các dây thân mọc ngoài bộ tán tiêu, các dây thân mọc quá dài 1 đỉnh trụ. Đối với tiêu trồng trên trụ sống, hãm ngọn dây tiêu ở độ cao - mét, không để ngọn dây tiêu trùm lên ngọn cây trụ sống đã hãm ngọn.
Làm cỏ xới xáo vun gốc: Làm cỏ tạo thành các băng sạch cỏ vào mùa mưa 1– 2 tháng/lần, mùa khô 2 – 3 tháng/lần. Đầu và cuối mùa mưa cày xới quanh gốc tránh làm tổn thương đến rễ.
Tỉa cành và hoa: Vào mùa mưa theo dõi tỉa bỏ các cành lươn, cành tược mọc ngoài bộ khung thân chính (tỉa 2 - 3 lần), chị nuôi cảnh tược bố sung khi cần thiết. Từ năm thứ 10 sau khi trồng, tiêu bắt đầu phát sinh các cành ác nhỏ và yếu không mang trái, cần tỉa bo kịp thời. Sau khi cây ra hoa và hình thành quả thường có những đợt hoa ra trễ (tháng 7- 8) cần tỉa bỏ vì nếu không, hoa bị rụng hạt lép, làm ảnh hưởng đến vụ sau.
+ Rong tỉa cây trụ sống:
Mỗi năm trong hai lần chính. Lần thứ nhất vào đầu mùa mưa, ron mạnh, chỉ để lại một cành nhỏ hút nhựa hoặc có thể chặt ngang ngọn đo với các loại cây có khả năng tái sinh mạnh như muồng đen, keo dậu. Chú không để ngọn dây tiêu trùm lên cây trụ sống đã hãm ngọn.
Rong tỉa cành cho cây trụ sống Lần thứ hai vào tháng 8, chỉ rong tỉa nhẹ, sau đó để cây tái sinh tạo bóng mát cho vườn tiêu trong mùa khô.