0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
CÁC YẾU TỐ SINH HỌC CÓ ẢNH HƯỞNG QUAN TRỌNG ĐẾN CÁ NUÔI

II. CÁC YẾU TỐ SINH HỌC CÓ ẢNH HƯỞNG QUAN TRỌNG ĐẾN CÁ NUÔI

Sống chung trong môi trường ao với cá, hiện diện nhiều loại sinh vật khác thuộc các đại diện vi sinh vật, sinh vật nổi, sinh vật đáy... Những sinh vật này là một phần quan trọng của ao nuôi cá. Chúng có thể có quan hệ có lợi hay có hại đối với cá nuôi.

Những sinh vật sống tự nhiên trong môi trường có thể làm thức ăn cho cá, gọi là những sinh vật thức ăn tự nhiên của cá. Một số nhóm sinh vật khác không phải là sinh vật thức ăn nhưng lại cạnh tranh với cá nuôi về thức ăn, dưỡng khí, môi trường sống... Một số loại sinh vật ký sinh gây bệnh dịch cho cá hoặc sống tự do trong nước là địch hại của cá nuôi. Quá trình chết của các loại sinh vật tạo ra lượng mùn bã hữu cơ trong ao. Mùn bã hữu cơ cũng vừa là thức ăn cho cá, vừa là yếu tố gây ô nhiễm môi trường ao. Hiểu biết về những yếu tố sinh học trong ao có ảnh hưởng đến cá nuôi, giúp người nuôi cá chủ động phát triển các loài sinh vật thức ăn tự nhiên của cá để giảm đầu tư, đồng thời kìm hãm và loại trừ các loài sinh vật có ảnh hưởng xấu đến cá nuôi, quản lý tốt môi trường ao.

2.1. Vi sinh vật

Vi sinh vật là những cơ thể sinh vật vô cùng nhỏ bé, bằng mắt thường không thể nhìn thấy, chúng thuộc nhiều loài khác nhau. Đối với nghề nuôi cá, nhóm quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến cá nuôi là vi khuẩn. Vi khuẩn là những sinh vật rất nhỏ, cơ thể của chúng thường chỉ là 1 tế bào, không nhìn thấy được bằng mắt thường. Chúng bao gồm rất nhiều loài và số lượng cá thể của chúng vô cùng lớn. Trong môi trường ao nuôi cá, chúng có 2 mặt ảnh hưởng: tích cực và tiêu cực. Những ảnh hưởng tích cực của vi khuẩn: Vi khuẩn phân huỷ các chất hữu cơ để lấy thức ăn đồng thời giải phóng các chất dinh dưỡng vô cơ cung cấp cho tảo nước và thực vật thuỷ sinh, vi khuẩn còn là thức ăn cho động vật nổi, đóng gộp gia tăng mạng thức ăn của các sinh vật trong áo. Những ảnh hưởng tiêu cực của vi khuẩn: Một số vị khuẩn hoạt động trong môi trường kỵ khí, khi phân huỷ các chất hữu cơ sẽ sinh ra khí độc, một số loại vi khuẩn ký sinh gây bệnh cho cá và các loài động vật thuỷ sản. Những loại vi khuẩn này cần phải tiêu diệt hoặc hạn chế chúng phát triển trong môi trường ao nuôi cá.

2.2. Thực vật nổi

Như đã trình bày ở trên, thực vật nổi, còn gọi là tảo phù du hay tảo nước, là yếu tố rất quan trọng do chúng tiêu thụ lượng đáng kể khí CO, độc hại và là nguồn tạo ôxy chính cho môi trường ao nuôi cá. Tảo còn đóng vai trò quan trọng khác, chúng là yếu tố chính tạo ra nguồn dinh dưỡng hữu cơ cho ao từ các chất vô cơ. Tảo hấp thu các chất dinh dưỡng vô cơ, dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, các chất dinh dưỡng vô cơ đó được tảo biến đổi, tổng hợp thành các chất sống cho bản thân tảo, đồng thời làm thức ăn cho cá và các động vật khác (cá và các động vật khác không thể tự tổng hợp được chất sống cho mình từ các chất dinh dưỡng vô cơ). Trong ao nuôi cá, các sinh vật có quan hệ thức ăn với nhau tạo thành chuỗi và mạng thức ăn, mà ở đó, tảo chính là mắt xích đầu tiên không thể thiếu được.

Tảo là thức ăn cho tất cả các loài cá nuôi ở giai đoạn ương cá bột thành cá hương. Vì vậy, đối với các ao ương cá bột và cá hương, việc quan trọng nhất phải làm là gây nuôi được sinh khối tảo phong phú làm thức ăn cho cá. Tảo còn là thức ăn chính của cá mè trắng. Một số cá khác cũng ăn tảo như cá rô phi, cá chim trắng, cá mè hoa... Tảo là thức ăn của động vật phù du. Dinh dưỡng từ tảo thông qua động vật phù du, đã đi vào mạng lưới thức ăn trong ao để rồi cuối cùng tích tụ lại tạo thành năng suất và sản lượng cá thương phẩm. Nếu trong ao có ít tảo, người ta gọi đó là ao “nghèo dinh dưỡng”. Nếu trong ao có nhiều tảo, người ta gọi đó là ao “giàu dinh dưỡng”. Nếu ao có quá nhiều tảo thì môi trường ao bị ô nhiễm, người ta gọi đó là do “phì dưỡng” hay “phú dường”. Làm sao để biết được lượng tảo trong ao vừa đủ và có tác dụng tốt đối với cá nuôi, người nuôi cá nhiều năm đã có kinh nghiệm quan sát màu nước ao. Tảo tồn lại trong ao tạo ra màu xanh của nước. Nếu nước ao trong, không có màu hoặc có màu xanh nhạt thì lượng tảo trong ao rất ít. Nếu nước ao có màu xanh đậm thì lượng tảo trong ao đã phát triển đến quá mức cần thiết. Lượng tảo trong ao vừa phải sẽ tạo cho nước ao có màu xanh giống màu xanh của lá chuối non. Đối với ao ương cá con và ao nuôi cá quảng canh, tảo là nguồn dinh dưỡng quan trọng, do vậy cần bón phân, quản lý và duy trì được nước ao có màu xanh lá chuối non. Đời sống của tảo không lâu, thường thì chúng tồn tại từ 5-7 ngày rồi chết. Khi tảo chết, ao nuôi cá sẽ bị “xuống màu” hoặc “tảo tàn”. Nếu ao không được bón phân bổ sung thì tảo sẽ không phát triển nữa, cá sẽ bị thiếu thức ăn. Đây cũng là nguyên tắc của việc bón phân định kỳ cho ao nuôi.

2.3. Động vật nổi

Động vật nổi hay còn gọi là động vật phù du, bọ nước là tên gọi chung chỉ các loài động vật có kích thước rất nhỏ, sống lơ lửng trong các tầng nước. Động vật nổi phát triển nhờ ăn vi khuẩn, tảo nước và những mảnh vụn hữu cơ. Do vậy, những ao bón nhiều phân hữu cơ và những ao có lượng tảo nước phong phú thì động vật phù du phát triển mạnh. Khi sinh khối của động vật phù du lớn, bằng mắt thường, chúng ta có thể nhìn thấy chúng nội thành đám trên mặt nước. Hiện tượng này quan sát rõ vào tháng tư ở những ao có nguồn nước thải chảy vào, chúng nội thành đám màu hồng nhạt. Động vật phù du gồm nhiều loài khác nhau, có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng đạm trong động vật phù du chiếm 50%, Động vật phù du là thức ăn tự nhiên của các loại cá con. Một số loài cá trưởng thành ăn động vật phù du như cá mè hoa, cá rô phi... Một số sinh vật là thức ăn tự nhiên của cá cũng ăn động vật phù du. Một số loại động vật phù du có thể gây hại cho cá ở giai đoạn trứng và cá bột. Vì vậy, trong các bể ấp trứng cá và ao ương cá bột, nước cần phải được lọc để ngăn chặn các loại động vật phù du này xâm nhập. phát triển động vật phù du trong ao, người nuôi cá cần phải bón phân hữu cơ và duy trì lượng tảo trong ao vừa phải,

2.4. Động vật đáy

Động vật đáy là những loài động vật sống trên bề mặt đáy ao hoặc sống trong lớp bùn. Động vật đáy bao gồm một số loại như: ốc, nhuyễn thể 2 mảnh (trai, hến), giun ít tơ, trùng chỉ, ấu trùng, côn trùng... Thức ăn của động vật đáy là các loại cặn bã hữu cơ, tảo bám, tảo phù du, động vật phù du. Động vật đáy là thức ăn tự nhiên của một số loài cá như cá chép, cá trắm đen, rô phi, tôm càng xanh...

2.5. Thực vật thủy sinh

Thực vật thuỷ sinh gồm những loại cây cỏ có rễ bám vào bờ ao hay bùn ao, như các loại cỏ nước, sen súng..., những loại cây sống nổi trên bề mặt ao nhưng có rễ trong tầng nước như bèo, rau muống, dừa nước... hoặc những loại thực vật sống lơ lửng trong các tầng nước như các loại rong. Thực vật thuỷ sinh có một số loại là thức ăn của các loại cá như trắm cỏ, rô phi, cá trôi, cá chim, cá chép. Một số loại thực vật cạnh tranh môi trường sống với cá như sen, súng, bèo, rong... Một số loại rong có thể gây hại cho cá nếu vướng vào mang cá. Tảo nước cũng là một loại thực vật thuỷ sinh. Trong những ao có các loại rong bèo và các loại thuỷ sinh khác phát triển thì tảo nước thường rất ít do thiếu dinh dưỡng và ánh sáng.

2.6. Mùn bã hữu cơ

Mùn bã hữu cơ là xác động thực vật, do quá trình rửa trội hoặc tồn tại tự nhiên trong ao. Mùn bã hữu cơ tồn tại trong các tầng nước, trên mặt bùn hoặc chính chúng tạo nên lớp bùn cho ao. Một phần mùn bã hữu cơ là thức ăn tự nhiên của các loài cá trôi, cá chép, cá rô phi, tôm càng xanh... Phần còn lại, được vi sinh vật phân huỷ tạo thành các chất dinh dưỡng vô cơ cung cấp cho tản nước. Nếu lượng mùn bã hữu cơ trong ao quá nhiều, ao nuôi cá sẽ bị ô nhiễm do quá trình phân huỷ của vi sinh vật tiêu tốn nhiều ôxy trong nước và sinh ra nhiều loại khí độc. Phân hữu cơ bón xuống ao cũng có thể coi là một loại mùn bã hữu cơ. Người nuôi cá cần phải kiểm soát được lượng mùn bã hữu cơ vừa phải trong ao, bằng cách bón phân có kế hoạch và cải tạo lớp bùn đáy hàng năm.

III. TỔNG QUÁT VỀ MỐI QUAN HỆ DINH DƯỠNG CỦA CÁC YẾU TỐ TRONG AO VỚI CÁ NUÔI

Ao nuôi cá là một hệ sinh thái mà trong đó, quan hệ giữa các thành phần của nó vừa tuân theo các quy luật tự nhiên, vừa có chiều hướng chủ quan của con người và phục vụ lợi ích của con người. Các mối quan hệ đó có thể biểu diễn qua sơ đồ đơn giản sau: Theo chiều mũi tên là chiều di chuyển của chất dinh dưỡng và hướng tác dụng của các thành phần trong môi trường ao nuôi cá.

- Quá trình bón phân vô cơ cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp cho tảo nước và các loại thực vật thuỷ sinh.

 - Tảo và thực vật thuỷ sinh hấp thụ các chất dinh dường vô cơ trong môi trường ao, dưới tác động của ánh sáng mặt trời, tảo và thực vật thuỷ sinh quang hợp, tạo ra chất dinh dưỡng hữu cơ.

Tảo và các loại thực vật thuỷ sinh khác là nguồn thức ăn của động vật phù du, một số loại động vật thuỷ sinh khác và cá. Một phần tảo và các loại thực vật thuỷ sinh khác chết đi, lắng đọng, tạo ra các chất mùn bã hữu cơ, - Quá trình bón phân hữu cơ và rửa trôi tự nhiên cũng bộ sung các chất mùn bã hữu cơ vào môi trường ao.

http://hoachatcaotrong.com/public/uploads/images/SmartSelectImage_2020-08-19-14-03-10.png

Hình 2. Quan hệ dinh dưỡng giữa các thành phần trong ao với cá nuôi

- Mùn bã hữu cơ là thức ăn của cá và động vật đáy. Một phần các chất mùn bã hữu cơ được vi sinh vật phân huy để cung cấp chất dinh dưỡng cho tảo và các loại thực vật thuỷ sinh khác phát triển. - Trong quá trình phân giải các chất mùn bã hữu cơ - các vi sinh vật phát triển là thức ăn cho các loại động vật phù du. Động vật đáy, động vật phù du và một số các loài động vật thuỷ sinh khác là thức ăn của cá.