0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
CÁC DẠNG NUÔI CÁ

CÁC DẠNG NUÔI

1. Nuôi ở nhiệt độ bình thường của các gia đình nông thôn miền núi lợi dụng nguồn nước ở các sông, suối, hồ chứa nớc, kênh mương, nước suối ngầm, nói chung là nước tự chảy không dùng máy bơm.

Diện tích ao: 3: 30m2, hình dạng áo phụ thuộc vào địa hình, lấy đá để đắp bờ ao, cao 1-1,4m.

Đáy ao phần lớn rải cát, trên ao che kín 2/3 để chống địch hại và che mát. Dùng tre, bương, vầu để làm cống thoát nước ở hai đầu của ao, yêu cầu nước chảy đều trong ao.

Thời gian thả vào sau mùa lũ tháng 9. 10. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá trắm cỏ (hoặc cá bỗng) (50 . 60%) ghép với rô phi, cá chép (40%).

2. Nuôi ở dạng công nghiệp

Ao xây bằng bê tông, quá trình cấp nước áp dụng biện pháp xối nước, phun nước để tăng oxy. Năng suất cá và số lần thay nước tỷ lệ thuận với nhau. Ví dụ: Trong 1 bể rộng 4m nuôi cá rô phi, cá trắm cỏ, số lần cấp, thay nước tăng 1 lần thì năng suất cá tăng tương ứng 7 - 9 kg/m2/tháng.

Ao hình chữ nhật dài/rộng = 3 : 4/1 hoặc hình tròn, không có góc để nước chết thì khả năng thải chất cặn tốt. Diện tích ao 30.150m, cao 1,1-1,8m, độ dốc đáy 3 - 5%, Cửa cổng cấp nước đặt ở đầu cao của ao, giữa cửa cổng vào có thể đặt 3 hàng ván có lỗ ở ba tầng nước khác nhau, nước qua ván mới vào ao, tạo nước chảy đồng đều ở các tầng nước trong ao. Cống thoát nước thường đặt ở đầu cuối ao tiện cho việc gom hút hết các chất cặn bã thải ra ngoài.

Ao dạng bể tròn có đáy hình lòng chảo, độ dốc từ cạnh bể đến tâm bể là 10%, xung quanh đáy bể đặt nhiều vòi phun định hướng tạo nước chảy vòng đều và tập trung chất thải vào cửa cống tháo ở giữa đáy bể thoát ra ngoài.

3. Nuôi ở dạng chắn lưới kim loại trong kênh

Phần lớn xây dựng ở hai sườn kênh có lưu tốc nước không quá 2m/giây, mức nước tương đối ổn định, đáy kênh rộng từ 8m trở lên. Dùng lưới kim loại làm thân lưới, dùng ống thép làm giá đỡ, lưới nilon làm nắp đây để chống cá nhảy. Tỷ lệ chiều dàifrộng = 4/1 để không ảnh hưởng tới nước chảy của kênh, chiều rộng đáy kênh nuôi chỉ bằng 1/6 hoặc 1/5 đáy kênh. Khoảng cách giữa các lưới chắn kênh từ 20m trở lên để đảm bảo cho nước trong khoảng chắn lưới có đủ oxy nhất.

Hình 13. Sơ đồ ao nuôi cá nước chảy lợi dụng nước sông, suối

4. Ao nuôi cá nước chảy nhờ nước thủy triều

Là loại ao lợi dụng mức nước thủy triều trong sông cấu tạo gồm: Cống nước vào, ao nước vào, ao nước ra, cống thoát nước,

Khi thủy triều lên, cống nước vào tự động mở, nước sông chảy vào ao, cống thoát nước tự động đóng. Khi thủy triều rút, cống thoát nước tự động mở đẩy nước ao ra, cống nước vào tự động đóng. Giữa ao nước vào và ao nước ra đặt 1 cổng điều tiết, tạo độ chênh mực nước giữa ao vào và ao ra để cho nước thủy triều chảy chậm lại từ ao vào sang ao ra tạo ra ao nuôi cá chảy suốt ngày đêm.

5. Nuôi cá nước chảy ấm

Lợi dụng nước chảy nóng của một số nhà máy nhiệt điện ở suối nước nóng để thiết kế hệ thống ao bể nuôi cá nước chảy có nhiệt độ cao ổn định, giúp cá lớn quanh năm, rút ngắn chu kỳ nuối, chủ yếu áp dụng trong mùa đông ở nơi thời tiết lạnh.

6. Nuôi cá nước chảy dạng mở

Nước thải từ ao cá ra không thu lại để sử dụng tiếp. Nguồn nước để nuôi là nước hồ chứa, kênh mương (hình 13) sống, nước suối ngầm (suối phun), nước nóng ngầm, nước nóng thải của nhà máy... Dựa vào địa hình để xây dựng ao nuôi cá, nói chung đều là cấp nước tự chảy, không dùng động lực. Nuôi cá tự chảy dạng mở lại chia ra: Nuôi ở nhiệt độ thường và nuôi nước chảy ấm (có suối nước nóng hay nhà máy nhiệt điện).

7. Nuôi cá nước chảy tuần hoàn khép kín

Rất có ý nghĩa với nơi có nguồn nước khan hiếm hay bị ô nhiễm, có thiết bị tự động điều tiết độ nước, oxy và độ pH. Thả giống cá cỡ lớn. Cho ăn bằng thức ăn công nghiệp chất lượng cao dạng viên, ngày cho ăn 2 - 6 lần, lượng cho ăn mỗi ngày bằng 3-6% tổng trọng lượng cá, nếu nuôi cá trắm cỏ thì lượng rau, cỏ... cho ăn 1 ngày bằng 20 - 30% thể trong cá. Đảm bảo thường xuyên áo đủ oxy. Ngày rút chất cặn 1 - 6 lần. Khi cá chớm có bệnh kịp thời cách ly và điều trị riêng.