0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
CÁ RÔ MO VÀ KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ MO

CÁ RÔ MO (Siniperca chuatsi)

Cá rô mo (vược sông), tiếng Tày Pia Ká, tiếng Thái Pa Ka.

Hình 3: Cá rô mo

Cá rô mo thường gặp ở các sông, suối miền Bắc nước ta. Lưng có màu sẫm đen, bụng màu nâu, trên thân có nhiều vạch chấm đen và cục chấm đen, vây lưng, vây hậu môn, vây đuôi cũng có chấm đen xếp thành hàng, vây ngực không có chấm đen. Thân bầu dục dài, phủ vây nhỏ, đầu lớn thân cao, mắt to, miệng rộng.

Cá rô mo là đặc sản của Trung Quốc, do nhu cầu thị trường trong nước lớn và có thể xuất khẩu, là cá có giá trị kinh tế cao không kén cá hồng, cá song, са vược biển. Trung Quốc đã nuôi loài cá này, đúng thức ăn bằng cá bột, cá hương của cá nhà" (mè, trội, trắm) cho cá rô mo ăn; 1kg cá thịt rô mo tốn hết 4-6kg "cá nhà". Nuôi đơn ở ao năng suất 3-6 tấn/ha, có nơi đạt 7 tấn/ha, nuôi ghép với "cá nhà" và nuôi trong lồng lưới, cỡ cá thương phẩm trên 0,5 kg/con.

I KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ MO

Cá yêu cầu oxy trong nước cao, không chịu được nhiệt độ thấp, ưa sống nơi có khóm trong và sông hồ nước sạch, Cá con tươi sống là thức ăn ưa thích của cá rô mo, ngay khi mới bắt đầu ăn, cá đã ăn cá con.

1. Ao nuôi

Diện tích khoảng 1800-3000m2, nước sâu 1,5-2m, chất đáy cát bùn là tốt nhất, đáy ao bón lót phân gia súc,

Mật độ thả: Chủ yếu dựa vào cỡ cá, chất lượng nước, tình hình cung cấp thức ăn cho cá và trình độ quản lý để giải quyết số lượng cá thả thích hợp, với cỡ 3cm thả 12-18 Con/m2.

Sau khi tẩy ao và bón lót phân hữu cơ để sinh vật phù du phát triển, thả 80-100 vạn cá trôi bột/ 660m2 để làm thức ăn tươi sống cho cá rô mo. Sau 10-15 ngày khi cá trôi bột đạt 1,5-2cm, bắt đầu thả cá rô mo giống.

Cần tăng cường quản lý ao, quan sát tình hình đủ, thiếu oxy, cá có bắt mồi hay không để xử lý kịp thời.

2.Cho cá ăn

Đối với cá giống cỡ 50-100g cần cho ăn thức ăn là cá. Cỡ từ 100-350g nên giảm lượng thức ăn cá đề phòng bệnh phát sinh, khi gần xuất bán, cho ăn thức ăn là cá nhiều hơm, sau 4-5 tháng nuôi phần lớn cá đạt xuất bán khoảng 500g, cá còn nhỏ để lại nuôi lưu và bán toàn bộ vào cuối năm.

Năm 1993, diện tích nuôi cá vược nước ngọt ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) chiếm 8,3% tổng diện tích nuôi cá nước ngọt toàn tỉnh nhung thu nhập cá này chiếm tới 52,4% tổng thu nhập nuôi cá ao.

Gần đây Trung Quốc và một số nước khác có nhập loài cá vược đen (Micropterus salmoides) từ sông hồ nước ngọt châu Mỹ.

Cá vược đen, thịt mềm, thơm ngon, thị trường thế giới rất ưa thích. Năm 1995 tỉnh Quảng Đông nuôi sản lượng đạt 27.000 tấn cá vược đen và 21.300 tấn cá rô mo.

Cám BECO - THỨC ĂN CHO CÁ CON

II. KỸ THUẬT NUÔI CÁ VƯỢC ĐEN

1. Đặc điểm sinh học

Thân cá vược đen dẹp, phần lưng hơi dầy, hình thoi, thân có vảy nhỏ, hàm dưới hơi nhô ra, miệng rộng, răng nhỏ nhọn sắc. Thân có màu vàng nhạt, trên đầu và lưng nhiều chấm đen, nắp mang có 3 đường chấm đen xếp theo hình rẻ quạt.

Dạ dày hình túi khá phát triển, ruột ngắn.

Cá thích sống ở vùng nước sạch, quá trình thuần hóa nó cũng có thể thích nghi với nước giàu dinh dưỡng. Sống nhiệt độ 15-25°C, thích hợp nhất 20-25°C, đưới 15°C hay trên 28°C kém bắt mồi, cá vẫn ăn ở 30°C, yêu cầu hàm lượng oxy tương đối cao, tốt nhất là 4 mg/l.

Là loài ăn tập thiên về động vật. Thời kỳ cá con ăn luân trùng, rấu ngành, chân chèo, giun ít tơ với thuần dưỡng của con người có thể ăn thức ăn viên, hạt. Khi không đủ thức ăn chúng có thể ăn thịt lẫn nhau. Khi cá trưởng thành ăn tôm, cá con, côn trùng v,v..

Khối lượng cá thể lớn nhất 8kg, thường gặp 0,9-1,8kg. Cá nuôi trong ao một năm nặng 0,6kg.

2. Sinh sản nhân tạo

Cá vược đen thành thục ở 2 tuổi, cũng có con 1 tuổi. Nhiệt độ sinh sản thích hợp 18-25°C.

a. Nuôi vỗ cá bố mẹ

Thường nuôi ghép với các loài nuôi khác, trong ao bao giờ cũng có số lượng tôm, tép cá con nhất định làm thức ăn cho nó, cũng có thể cho ăn thức ăn hỗn hợp. Nuôi vỗ tích cực trước mùa sinh sản.

Nuôi trong ao đất:

Diện tích 1200-2000m2, sâu 1,5m. Nước trong sạch, có răng cỏ. Trước khi đẻ 1-2 tháng chọn cá đã đạt tuổi thành thục nặng 1-1,5kg, khỏe mạnh.

Mật độ nuôi 10-20 tổ (mỗi tổ tỷ lệ cá cái, đực là 3-2 hoặc 1:1), căn cứ vào điều kiện sinh thái và thức ăn mà quyết định mật độ. Nếu ao ít tôm tép, cá tạp thì phải cho ăn thêm thức ăn hỗn hợp lẫn cá nghiền vụn và vitamin E Thường xuyên thêm nước mới vào ao.

Đến mùa sinh sản cá đực làm ổ đẻ ở các cây có hoặc cát sỏi, quyến rũ cá cái đến đẻ trứng.

Nuôi ở bể xi măng, thả 2-3 tổ /m2, tốt nhất là cho cá ăn cá, tôm sống hoặc thức ăn hỗn hợp như trên, ngày cho ăn 2 lần (sáng, tối) cho cá ăn no, đồng thời thường xuyên thay thêm nước mới kích thích cá phát dục tốt.

b. Phân biệt cá đực cái

Nhìn chung cá cái thô, thân ngắn, mùa sinh sản bụng to, buồng trứng có ngấn rất rõ, bụng mềm, lỗ đẻ hơi lồi, ấn nhẹ tay trên bụng thấy có trứng chảy ra. Cá đực thân hẹp. Có đầy đủ điều kiện trên, thân cá không bị thương đều có thể chọn làm cá bố mẹ.

c. Đẻ trứng

Cá có thể tự đẻ hoặc cho sinh sản nhân tạo. Khi cá gần đẻ đem thả vào bể xi măng, cứ 2-3m2 thả 1 cặp bố mẹ, sản xuất nhỏ cho đẻ vài cặp, nếu sản xuất lớn cho vào bể to, nhiều cặp. Yêu cầu nước sạch, hàm lượng oxy trên 5 mg xung quanh bể đẻ, cách 1,5m đặt 1 ổ đẻ, hay đặt các ở dưới đáy ao. Ở đẻ cỡ 80 x 65 x 15cm (ổ làm bằng thùng gỗ đóng đinh) trải 1 lớp đá sỏi dày 10cm vào ổ trứng. Khi nhiệt độ thích hợp, cá đực chọn chỗ nước sạch có mức nước sâu 1m làm ổ đẻ hoặc làm hang hố trên lớp đá sỏi rải trên thùng gỗ quyến rũ con cái đến đẻ trứng, thỉnh thoảng dùng đầu húc vào bụng cá cái. Khi hưng phấn cao cá cái đẻ trứng, cá đực phóng tinh dịch sau đó nghỉ một lát, cứ thế để nhiều lần, trúng bám vào sỏi đá hoặc tổ đẻ, cá cái đẻ xong bị cá đực đuổi đi và cá đực tự bảo vệ trứng.

Khi cá đẻ xong đưa trứng vào bể ấp, đợi vài ngày cá bột nở ra kết đàn bơi lội thì dùng vợt vớt ra ao ương, sau khi đẻ xong nuôi vỗ tích cực cá có thể tái phát dục.

Để cá để đồng loạt có thể tiêm não thùy cá chép, tiêm 6mg não trên 1kg cá cái, tiêm 2 lần, lần thứ nhất tiêm 30% lượng thuốc, cách 9-12 giờ sau tiêm lần thứ hai đạt hiệu quả tốt. Sự thành thục của cá đực ảnh hưởng đến sinh sản của cá cải cho nên khi cho đẻ phải chọn con đực khỏe mạnh, có sẹ đậm đặc.

2. Ấp nở và phát triển của phôi

Bể ấp thường xây bằng xi măng, diện tích bể tùy quy mô sản xuất. Nước trong bể sạch, hàm lượng oxy cao, tốt nhất có dòng chảy nhẹ hoặc có máy sục khí. Sau khi cá nở ra tự bơi lội được mới di chuyển thùng gỗ đi. Trứng thụ tinh là loại trúng đính hơi trong, đường kính trứng 1,3-1,5mm.

Thời gian nở phụ thuộc vào nhiệt độ nước, khi nhiệt độ nước 22-24,5°C sau 31 giờ nở thành cá con.

3. Cá nuôi

a. Ương cá bột

Vì cá mẹ có thể ăn cá con, nên phải có ao chuyên dùng để ương cá con.

- Ương trong ao đất:

Nước sâu 1-1,3m, trước khi thả cá 10 ngày dùng vôi tẩy ao, bón lót phân chuồng hoặc phân xanh để gây nuôi Sinh vật phù du, độ trong của nước duy trì 20-25cm. Mật độ thả 45-60 con/m2.

Do cá vược có thể ăn thịt lẫn nhau, lớn không đồng đều, cỡ cá chênh lệch nhau rất rõ nên thấy cá lớn không đều phải san lọc cá to, nhỏ riêng.Ương trong bể xi măng:

Nuớc sấu 1m. Mật độ 100-200 con/m (cỡ 1cm); 60-90 con/m2 (cỡ 2-3cm) và 30 con/m2 (cỡ 3-4cm), nếu nước tốt có dòng chảy nhẹ, mật độ có thể cao hơn.

Cả sau khi nở 2-3 ngày thì bắt mồi, bắt đầu cho cá ăn như luận trùng, ấu trùng artemia... Mỗi ngày cho ăn 5-8 lần, tùy thức ăn còn lại nhiều ít mà điều chỉnh. Sau 2-3 ngày, khi cá lớn được 1cm bắt đầu cho ăn các loại động vật phù du cỡ nhỏ; khi cá được 1,5cm cho ăn động vật phù du cỡ lớn; cá đạt 2cm cho ăn giun ít tơ và bắt đầu tập cho cá tập trung về 1 góc ao để cho ăn, nếu luyện tập tốt có thể chuyển từ thức ăn "Sống" thành ăn thức ăn "chết" như cá tạp nghiền nát.

Cá đạt 4-5cm thành cá giống thì chuyển sang nuôi cá thịt.

b. Nuôi cá thịt

- Nuôi đơn

Ở Đài Loan nuôi ở ao. Diện tích 500-1000m2.

Mật độ thả 1800-2400 con/1000m2 (cỡ 6cm). Nếu ao có điều kiện sinh thái tốt có thể thả 3000-3600 con/1000m²

Thức ăn là cá, tôm sống hoặc thịt cá nghiền nát, thúc ăn viên hỗn hợp, ở nhiệt độ 20-25°C, ngày cho ăn 2 lần, lượng thức ăn bằng 10-15% trọng lượng cá. Nuôi một năm có thể đạt 0,6 kg/con xuất ra thị trường. Nếu có thiết bị tăng oxy thì tăng mật độ.

Khi nuôi ở ao đất, trước khi thả cá 1 tuần, dùng vôi tay ao, nước trong sạch, có dòng chảy nhẹ và lượng sinh vật phù du nhất định, giữ độ trong 30cm cùng ngày thả cá (hoặc sau đó 1 ngày) thả thức ăn vào ao như động vật phù du hoặc tôm, cá còn có kích thước bé hơn nó khoảng 1/3 để tránh cá bị đói có thể ăn thịt lẫn nhau, có thể cho ăn thịt cá nghiền nhuyễn; ngày cho ăn ít nhất 4 lần từ sáng sớm đến chiều tối. Khi cá đạt 10cm thì cho ăn 2 lần sớm và tối, khi cá trên 15cm, cho ăn 1 lần vào buổi sáng.

Nuôi ghép:

Trong ao nuôi cá mè, trôi, trắm, chép ghép một lượng cá vược không cho cá này ăn, chúng chỉ tận dụng các loài cá tạp, tôm, tép trong ao. Tùy điều kiện ao và thức ăn sẵn có, thông thường ghép 150-600 con/ha, cỡ cá từ 5cm trở lên. Nếu thức ăn đầy đủ, đầu tháng 5 thả cuối năm thu được cỡ 0,35-0,6 kg/con, tỷ lệ sống 80%.

Ngoài ra có thể nuôi ghép cá rô phi đen với cá vược để hạn chế bớt số lượng cá rô phi đẻ quá nhiều, lấy cá rô phi con làm thức ăn cho cá vược, giống như nuôi cá quả (lóc) với cá rô phi.

Hỗ trợ tiêu hóa cho cá