0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
CÁ DÌA VÀ KỸ THUẬT NUÔI

CÁ DÌA (Siganus guttatus)

Cá dìa thuộc bộ phụ Sigansidei, họ Siganidae, giống Siganus.

Qua điều tra đến nay thấy ở biển nước ta có khoảng 16 loài cá dìa (Trường Sa 7 loài, vùng Cô Tô - Cát Bà 2 loài, Côn Đảo 4 loài; An Thới - Phú Quốc 5 loài, Thừa Thiên Huế thường gặp dìa chấm).

Hình 4: Cá dìa chấm

Các loài thường gặp:

Cá dìa chấm Siganus guttatus, cá dìa xanh S. javus ở Bắc và Trung bộ. Cá dìa xám S. fuscescens, cá dìa vàng S. oramin, cá địa chấm dìu S. punctatissiums, cá địa đốn trắng S. canaliculatis có ở Trung bộ.

Trên thế giới cá dìa có ở vùng biển nhiệt đới Ấn Độ Dương, Tây Thái Bình Dương đã được nuôi ở Philippin, Nhật Bản, Trung Quốc (Quảng Đông), Tanzania...

Các loài cá dìa sống ở các sàn đá san hô, vùng biển khơi ven bờ vùng nước lợ. Loài cá dìa chấm có giá trị kinh tế ở biển nước ta (S. guttatus) thân dẹp, hình bầu dục, đầu hơi lõm về phía trên mắt. Trên thân có nhiều đốm tròn nâu phần bụng. Hai bên đầu có ba sọc màu xanh vàng, phần cuối của vây lưng và vây hậu môn có màu sậm.

Khác với loài cá thuộc họ cá vược, cấu tạo của vây bụng có 3 tia mềm nằm ở giữa hai gai cúng, vây lưng gồm 13 gai cứng và 10 tia mềm, một nửa vây hậu môn là những gai cứng gồm 7 cái, tất cả các gai cứng của vây lẻ đều cắm sâu vào mép và ở đó có các tuyến độc.

Màu sắc thích hợp với nơi ở của chúng và dễ biến màu, cá hợp thành đàn khi bứt lá chúng bơi ở vị trí thẳng đứng đầu chúc xuống phía dưới.

I, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ DÌA CHẤM

1. Tính ăn

Đặc điểm nổi bật của các loài cá dìa là sự phục hồi nhanh nhờ nó ăn chủ yếu là thực vật biển (mắt xích đầu của chuỗi thức ăn) gồm các loài thực vật lớn như Valisnuria, Naja, Halophila, các loài tảo chủ yếu như tảo silic, tảo lục (Chlorophyta), rong tơ (Cladophora), rong lông cứng (Chaetomorpha), rong ống (Enteromopha tubulosa), rong diếp (Ulva). Nhìn chung thức ăn của cá dìa tương tự như thức ăn của cá trắm cỏ nên nuôi ở đầm không SỢ chúng ăn tôm.

2. Sinh trưởng

Cá dìa chấm ở đầm phá Thừa Thiên Huế, thường gặp cỡ 19-30cm, nặng 126-375g, trung bình cá 1 tuổi dài 16cm, 2 tuổi dài 23,8cm.

Ở đầm Thị Nại (Bình Định) thường gặp cỡ 17-22cm, nặng 78-192g, cỡ 2 tuổi chiếm 47-52%, cá con cỡ 5-6cm nuôi tiếp 5-8 tháng đạt 200-300 g/con.

3. Sinh sản

Mùa đẻ thường diễn ra quanh năm, cá sinh sản sau 2 tuổi. Mùa đẻ cá trong đầm từ tháng 4-8, rộ nhất vào tháng 6-8, cỡ 250g có 227.500 trứng, cỡ 266g có 228.854 trứng, cỡ 32g có 238.875 trứng, hệ số chín muồi tuyển sinh dục con cái loại cỡ 258-329g là 1,2-1,5, đường kính trúng thời kỳ giai đoạn III, IV là 0,9mm,

Cá đẻ trứng vào các bụi cây ở dưới nước, ấu trùng nở ra có đuôi, sống nổi, lớn lên khoảng 2-3cm mới xuống đáy và sống ở đây đến lúc trưởng thành. Cá dìa nuôi trong điều kiện thuận lợi thức ăn đầy đủ thường chưa đầy năm đã có thể phát dục. Cá dìa đốm trắng đỏ tự nhiên vào ban đêm và tầng mặt khi nước triều xuống.

Căn cứ vào đặc điểm hoạt động, màu sắc và hoàn cảnh sinh sống có thể chia cá dìa làm hai nhóm.

- Nhóm có tập tính sống thành đội cùng loài thường sống trên nền đất cứng, màu sắc liên quan với rạn san hô, thường có thân hình mềm mại, rất nhạy cảm với biến đổi lý hóa của môi trường.

- Nhóm sống thành đàn màu tro hay nâu sẫm, chịu được những thay đổi lớn về nhiệt độ và độ muối, nhóm này gồm các loài quan trọng để làm thực phẩm là đối tượng nuôi.

II. KỸ THUẬT NUÔI CÁ DÌA

Cá dìa đã thu hút sự quan tâm của các chuyên gia nuôi hải sản vì nó là đối tượng nuôi đầy triển vọng do:

- Thức ăn của cá dìa là thực vật, tính ăn rộng.

- Cá dìa thích nghi với mật độ nuôi cao.

- Cá dìa chịu được biến đổi của độ mặn và nhiệt độ.

- Nó có thể nuôi ở ao có chất đất khác nhau, nuôi đơn hay ghép, nuôi trong ao dễ kích thích sinh đẻ, đủ thức ăn lớn nhanh dễ thu hoạch. ở Philippin đã sản xuất giống nhân tạo và nuôi cá dìa.

1. Nuôi ghép với cá măng (Chanos chanos)

Cả hai loài này đều ăn rong nên không có mâu thuẫn gì. Ao nuôi thường xây dựng ở nơi gần nước biển thuận tiện, một phần ao nước sâu hơn cho cá cư trú khi nhiệt độ cao.

Nuôi đơn: Mức nước ở ao 50-70cm, cách thiết kế ao, thức ăn nuôi, mật độ giống, thời gian nuôi đều giống nuôi cá măng.

Giống cá dìa bắt bằng cách dùng rong tơ làm mồi như, treo rong lơ lửng trong nước để nhử cá con khi tập trung đông dùng vợt tay vớt cá, cá dìa còn rất nhạy cảm với môi trường, chúng không thể rời khỏi nước nên khi vận chuyển ngắn thì tạm nhốt cá vào chiếc nó có treo rong tơ ở giữa và đặt nó xuống nước kéo chiếc nỏ ven đầm hoặc kênh rạch đến ao nuôi, cũng có thể dùng túi nilông có bơm Oxy để vận chuyển.

2. Nuôi ở lồng làm bằng tre

Kích thước 3-4 x 5 x 3m, cỡ lớn 15 x 5 x 2m. Mật độ 30 40 con/m2, thức ăn bằng cám gạo trộn lẫn cám lúa mạch, lượng cho ăn bằng 3-5% khối lượng cá các loại rong ty thức ăn chủ yếu của cá dìa như loài rong nhánh Cladophora sp, rong ống, rong diếp...

Ở Tanzania chủ yếu nuôi trong lồng, đùng gỗ làm khung lồng và quay lưới nilông. Lấy giống trong thiên nhiên về nuôi, lượng thức ăn (rong) hàng ngày bằng 5% khối lượng cá.

Ở Arập Saoud rất ưa chuộng cá dìa đã nuôi cá trong lồng làm bằng gỗ, mắt lưới của lồng là 0,2cm, nuôi cá địa vạch vàng S. Tivulatus, nuôi bằng thức ăn hỗn hợp: đậu nành 53%, bột cá 14%, bột ngô 15%, premix 3%. Nuôi sau 150 ngày đạt cỡ thương phẩm, mật độ nuôi 60 con/m2 thấy sinh trưởng bình thường.

Ở nước ta đã điều tra sơ bộ về thành phần loài cá địa đầm Thị Nại (Bình Định), một số đầm ở Thừa Thiên Huế. Ngư dân vớt giống tự nhiên vào các thống 4-8, một năm thu hai lần đã tạo những bộ phụ ở dọc bờ nước triều lên ngập, lúc nước rút còn lại cá giống, khai thác bằng đăng, chà rạo, câu, lưới kéo, quanh đầm Thị Nại có lúc tới 100 đầm nuôi cá dìa, năng suất 700 kg/ha (Nguyễn Đình Mão, 1979).

Nhìn chung nguồn lợi cá dìa ở nước ta tương đối phong phú cần bảo vệ và gây nuôi loài cá quý này trong cơ cấu nuôi trồng ở các vùng biển nước ta.