0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Bệnh thán thư cây điều

BỆNH HẠI

1. Bệnh thán thư

Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Bệnh có thể gây hại trên nhiều loài cây trồng khác nhau.

a) Triệu chứng

Nấm gây hại trên lá, chồi non, bông và trái. Trên lá, vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu nâu tím, sau lớn dần hơi tròn, giữa có màu nâu xám, chung quanh viền nâu vàng. Trên vết bệnh có những chấm đen nhỏ đó là các ổ bào tử. Nhiều vết bệnh liên kết nhau làm lá bị cháy khô từng mảng.

Trên cành non bệnh tạo các vết nâu làm khô vỏ, cành héo. Bông bị bệnh biến nâu khô, rụng nhiều. Vết bệnh trên quả là những đốm nâu, hơi ướt, bên trong bị thối.

Bệnh nặng làm đọt và lá khô vàng, hoa và quả thối rụng, cây sinh trưởng kém, năng suất giảm nghiêm trọng.

b) Điều kiện phát sinh, phát triển

Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng ấm, ẩm độ không khí cao. Cây chăm sóc kém, sinh trưởng yếu, bị tác hại nặng.
c) Biện pháp phòng trừ

Tăng cường chăm sóc vườn cây, tạo cho vườn thông thoáng.

Khi bệnh phát sinh, điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển có thể sử dụng thuốc trừ bệnh có hoạt chất Carbendazim như Bavitin 50WP; Carbenda 60WP, 50SC; Derosal 50SC, 60WP để phun.

2. Bệnh đốm lá nâu (vết cháy trên lá)

Bệnh do một số nấm (Phyllosticta sp, Pestalotia sp, Phomopsis sp, Collectotrichum sp) gây ra.

a) Triệu chứng

Bệnh phát sinh trên lá, đôi khi có trên cành. Đầu tiên là những chấm nhỏ màu nâu vàng sau lan rộng gây những vết cháy trên lá, có khi đến 2/3 lá và làm rụng lá. Trên cành vết bệnh màu nâu xám, vỏ cành bị khô, đôi khi bệnh cũng làm khô hoa.

b) Điều kiện phát sinh, phát triển

Nấm thường phát triển nhiều trên các cây điều thiếu dinh dưỡng, bị suy yếu. Bệnh lây lan nhanh trong điều kiện ẩm độ không khí cao, thiếu ánh sáng.

c) Biện pháp phòng trừ

- Cũng như đối với bệnh thán thư.

-Chú ý: Phun sớm khi mới phát hiện bệnh, phun đều lên tán lá non, chùm hoa sắp trổ.

 

3. Bệnh nấm hồng (mốc hồng)

Do nấm Corticium salmonicolor gây ra.

a) Triệu chứng

Trên vỏ cây ở thân hoặc cành xuất hiện những đốm trắng, đó là những sợi nấm đan dầy. Về sau các đốm trắng lớn dần chuyển dần sang màu hồng, bao phủ một phần hoặc quanh khắp vỏ cây. Trên cành bệnh thường ở chỗ nhánh giáp với thân. Khi bệnh phát triển mạnh, vỏ cây bị bong ra và cành bị bệnh lá vàng và chết khô dần từ ngọn trở vào.

b) Điều kiện phát sinh, phát triển

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, mưa nhiều, cây rậm rạp ít ánh nắng. Sợi nấm và bào tử tồn tại ở các cành bị hại, gặp điều kiện thích hợp phát triển tiếp tục lây nhiễm.

c) Biện pháp phòng trừ

Thực hiện vệ sinh vườn điều, tỉa bớt cành lá vô hiệu, chặt bỏ những cành bị bệnh đem đốt, dùng các thuốc gốc đồng bôi vào mặt cắt để ngăn nấm xâm nhập trở lại.

Cạo sạch các vết bệnh ở thân cây, bôi thuốc gốc đồng.

Ở các vùng thường bị bệnh, phun phòng bệnh bằng các loại thuốc gốc đồng.

4. Bệnh chảy mủ thân cành

Do nhiều loại nấm Pellicularia salmonicolor, Diplodia natalensis, Ceratocystis sp ... gây hại.

a) Triệu chứng

Khi cây bị bệnh, thân cành xuất hiện các đường nứt dọc, chảy nhựa, lúc đầu có màu nâu nhạt sau đen sẫm dần. Nếu bị nặng cây suy kiệt và chết.
 

b) Điều kiện phát sinh phát triển

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, mưa nhiều, cây rậm rạp ít ánh nắng. c) Biện pháp phòng trừ

- Tạo vườn thông thoáng, thoát nước tốt.

- Thường xuyên phun ngừa Bordeaux 1% vào đầu mùa mưa và quét Bordeaux 2% từ dưới đất lên lm.

Khi cây bị bệnh, nên cạo sạch vết bệnh rồi quét Bordeaux.

5. Bệnh thối cổ rễ

Bệnh do nấm Rhizoctonia sp gây hại.

a) Triệu chứng

Bệnh hại phổ biến trên cây giống ở các vườn ương và cây điều con khi mới trồng ra vườn sản xuất. Ở chỗ cổ rễ giáp mặt đất xuất hiện các vết màu nâu, lúc đầu nhỏ sau lan rộng ra xung quanh gốc, vỏ cây chỗ bị bệnh thối khô và bong ra để trơ phần lõi gỗ cũng bị thâm đen. Cây mới bị bệnh sinh trưởng kém, sau đó lá vàng, sau cùng cả cây héo chết.
 

Một số trường hợp cùng với nấm Rhizoctonia còn có nấm Fusarium cùng xâm nhập gây hại làm cây mau suy yếu và chết.

b) Điều kiện phát sinh phát triển

Trong điều kiện cây sinh trưởng kém và bị vết thương ở phần gốc thân nơi tiếp giáp với rễ tạo thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhập vào cây gây hại.

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, vườn ương không thông thoáng, đất thoát nước kém.

c) Biện pháp phòng trừ

- Xử lý đất và ruột bầu bằng Formol 40% (pha 50cc Formol với 5 lít nước phun cho em” đất).

Chăm sóc cây con đầy đủ, tránh gây thương tích cho cây.

Không để ngập luống ương cây con khi tưới. Kiểm tra thường xuyên, khi phát hiện cây con bị bệnh thì loại bỏ ngay khỏi vườn ương. Khi bệnh phát sinh trong điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển thì dùng thuốc trừ bệnh để phun trừ.
 

Để việc phòng trừ sâu bệnh cho cây điều đạt hiệu quả cao cần tác động một số thời điểm:

- Sau thu hoạch (từ tháng 4 - 5) dọn vườn, cắt tỉa và đốt các cành bị sâu bệnh.

Thời kỳ điều ra chồi non (từ tháng 7 - 11) giai đoạn này điều ra từ 1 - 3 đợt chồi, xuất hiện một số sâu bệnh như nhóm sâu ăn lá, bệnh thán thư, nếu mức gây hại nặng thì mới phun thuốc phòng trừ.

Thời kỳ điều ra hoa đậu trái (tháng 12 - 3). Đây là giai đoạn phòng trừ sâu bệnh quan trọng nhất và có hiệu quả kinh tế cao nhất trong năm, giai đoạn này thường xuất hiện bọ xít muỗi phá hại nặng và bệnh thán thư gây khô cành non, bông và rụng trái non.

Bọ xít muỗi chích hút mở đường cho nấm bệnh xâm nhập gây hại như là tác nhân thứ cấp. Do đó để phòng trừ có hiệu quả nên kết hợp phun thuốc trừ sâu và bệnh, phun 3- 4 lần, 2 lần phun cách nhau 10 ngày.

Để hạn chế rụng bông và trái non phun chế phẩm Bortrac 2 lần 3 lần 1 ra hoa 5 10cm, lần 2 khi tượng trái non.