Phòng trừ rầy mềm hại chuối
Rầy mềm (hại chuối) có tên khoa học là Pentalonia nigronervosa Coquer, thuộc họ Aphididae (Rầy mêm), bộ Homoptera (Cánh đều).
Đặc điểm hình thái và sinh học: Thành trùng có 2 dạng:
+ Dạng không cánh: Cơ thể dài khoảng 1,7mm, màu nâu đen, có dạng hình trứng.
+ Dạng có cánh: Cơ thể dài khoảng 1,6mm, màu nâu đen. Râu đầu có 6 đốt. Vòi chích hút kéo dài khỏi đốt chậu chân sau. Ống bụng màu nâu đỏ đến nâu sậm.
Tập quán sinh sống và cách gây hại:
+ Loài này thường tập trung ở bẹ lá đọt nhưng khả năng gây hại không cao vì cơ thể bé nhỏ so với tàu lá chuối.
+ Đầu tiên ray tập trung ở phần dưới của lá, sau đó nhân mật số và phân tán đi khắp ca lá. Sau khi quần thể không cánh hình thành, quần thể có cánh sẽ xuất hiện để di chuyển sang các cây khác và chính quần thể này truyền virus gây bệnh “Bunchy top” cho cây chuối. Rây chích hút tới bó libe. Trong bó libe, virus làm nở to tế bào libe đưa đến việc tế bào diệp lục tố tập trung tại một số nơi, thể hiện bằng những sọc hay đốm màu xanh đậm dọc theo gân, làm tế bào bị chết. Thời gian tối thiểu để một con rầy truyền bệnh cho cây chuối khoảng từ 1,5 - 2 giờ. Sau đó rây vẫn còn có khả năng lây bệnh cho cây trong 3 ngày nữa và thời gian này có thể éo dài đến 13 ngày.
Thời gian ủ bệnh khoảng 25 ngày qua nghiên cứu ở châu Úc và 39 - 56 ngày ở Sri Lanka.
+ Cây chuối bị bệnh này thể hiện các triệu chứng như: Ở mặt dưới lá thứ nhất có những sắc màu xanh trên gân phụ, gân chính và ở cuống, các sọc này có chiều ngang khoảng 0,75mm và dài khoảng 2,5cm.
• Có một lớp phấn trắng bao phu gần chính và cuống, nếu cạo lớp phấn ra thì thấy những sắc màu xanh rất rõ. Dần dần các sọc trên sẽ chuyển thành một loạt chấm màu xanh đậm liên tục nhau và bìa lá bị rách tả tơi.
• Các lá tiếp theo có triệu chứng tương tự như lá đầu tiên và sau cùng bị ngắn lại, bìa lá phai màu và cong queo.
+ Lá có bệnh dễ bị rách và có cuống ngắn.
• Đối với những lá còn cuốn lại hay mới vừa mở ra có thể thấy những sắc màu trắng xanh dọc theo gân. Những cây chuối bị bệnh này phát triển không bình thường, không có quả hoặc nếu có thì quả nhỏ, không chín được.
• Nhìn chung bụi chuối lùn hẳn lại, lá nhỏ và ngắn hơn bình thường, hơi phai màu, bìa lá hơi cong về phía trên.
• Các lá già hơi cứng. Cây tăng trưởng chậm lại, toàn chiều dài thân cây chuối cao chỉ từ 22 - 60cm.
• Mặc dù vậy cây vẫn còn sống đến ít nhất là 1 - 2 năm. Chính những cây này nếu không đốn bỏ kịp thời sẽ là nơi để xây dạng có cánh bay tới chích hút và truyền bệnh sang các cây mạnh khác.
Ngoài ra, cây chuối đã bị bệnh này thì suy yếu, dễ bị các loại bệnh khác tấn công tiếp theo như rễ cây bị nấm và vi trùng xâm nhập làm thuốc gốc, nhất là vào mùa mưa.
Biện pháp
Vệ sinh vườn chuối, chặt sát gốc các cây chuối bệnh, không chừa nói cho cây con mọc trở lại, không để môi trường cho cây bay tới chích hút, truyền bệnh cho cây khỏe mạnh. Các thân cây chuối khỏe mạnh thu hoạch xong cũng cần chặt nhỏ và mang đi xa, tránh để gốc cây mọc mầm trở lại, đây sẽ là nơi rây bay tới tấn công và duy trì mầm bệnh.
Rấy thường sống trên đọt cây chuối hay ở xung quanh gốc và có thể ở dưới mặt đất, giữa bẹ ngoài và thân, vì vậy nên áp dụng thuốc trị rầy thẳng vào thân và xung quanh gốc chuối. Nên áp dụng 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 tháng trong thời gian rầy có cánh di chuyển để hạn chế sự lây lan của bệnh. Ngoài ra, thuốc trừ sâu còn ngăn ngừa kiến, một tác nhân mang rầy đến các cây khỏe mạnh.