Cây dứa trồng ở đâu ?
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÂY DỨA
- Dứa là loại cây thảo có thân ngắn nhưng mang nhiều rễ khí sinh, với các lá dài phân bố đều xòe ra tứ phía hình hoa thị. Trên thân và nách lá có một số chồi (người ta dùng chồi để nhân giống). Khi cây đã lớn, từ chùm lá đó mọc ra một thân dài 30 - 40cm, mang một cụm hoa bông trên đó đính nhiều hoa đều màu tím. Quả phức, hình ống hay hình đầu cụt, giữa có lõi (thực chất là phần nối tiếp của thân chính) phía trên ngọn quả còn có một chồi gồm nhiều lá ngắn, gọi là chồi ngọn, dùng để nhân giống.
Quả dứa được coi là một trong những cây ăn quả nhiệt đới hàng đầu, loại quả vua, rất được ưa chuộng các nước phương Tây. Quả dứa có mùi thơm mạnh, chứa nhiều đường, lượng calo khá cao, giàu chất khoáng, nhất là kali, có đủ các loại vitamin cần thiết như vitamin A, vitamin B, vitamin B, vitamin PP, vitamin C đặc biệt trong cây và quả dứa có chất Bromelin là một loại men thủy phân protein (giống như chất Papain ở đủ đủ), có thể chữa được các bệnh rối loạn tiêu hóa, ức chế phù nề và tụ huyết, làm vết thương mau thành sẹo. Trong công nghiệp, chất Bromelin dùng làm mềm thịt để chế biến thực phẩm, nước chấm.
Ngoài ăn tươi, quả dứa chế biến thành dứa hộp và nước dứa, là những mặt hàng xuất khẩu lớn. Xác bã quả dứa sau khi chế biến dùng làm thức ăn gia súc và phân bón. Thân lá dứa có thể làm bột giấy.
Dứa được đánh giá cao hơn chuối về chất lượng. Dứa có mùi thơm đặc sắc, màu sắc quá hấp dẫn, nhiều đường, đồng thời độ chua cũng cao, lại nhiều nước, hợp khẩu vị, có thể ăn kèm thức ăn như một loại rau. Đặc biệt trong quả dứa có một chất men là Bromelin giúp cho việc tiêu hóa các chất protein giống như pepsin ở đu đủ, nên người ta hay dùng dứa làm món ăn khai vị. Dứa thường dùng để xào, nấu canh với thịt, cá. Ngọn dứa non dùng làm rau nấu canh ăn được như quả. Dứa có thể dùng thái lát ăn với cơm, cũng có thể dùng muối dưa. Lựa chọn dứa chín, ngọt, gọt bỏ vỏ, khoét sạch mắt dứa, cắt ra từng khoanh mỏng, dùng muối bột xoa lên mặt các khoanh dứa cho đều rồi để vào keo đậy kín. Nếu không ướp muối thì đổ nước mắm vào ngâm. Sau 3 ngày, miếng dứa đã ngấm mắm, muối, người ta cho thêm tỏi, ớt và đường cát vào trộn đều, để dành ăn với cơm.
Do có nhiều chất đường (saccharose 12,43% và glucose 3,21%), nhiều vitamin A, vitamin B, vitamin C nên dứa là loại quả ăn bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, lợi tiểu, tiêu độc.
Dứa là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc ở Nam Mỹ (Brazil, Achentina, Paragoay). Hiện nay trên thế giới, cây dứa được trồng hầu hết các nước nhiệt đới và một số nước á nhiệt đới có mùa xuân tương đối ẩm như đảo Hawai, Đài Loan. Dứa có thể trồng tới vị tuyến 38º bắc, trong đó các nước châu Á chiếm trên 60% sản lượng dứa cả thế giới. Các nước trồng nhiều là Philippines, Thái Lan, Malaysia, Hawai, Brazil, Mexico, Cuba, Úc, Nam phi.
Giống dựa trồng phổ biến nhất trên thế giới là Cayenne (chỉ trồng thâm canh và ở khí hậu mát), thứ đến là Spanish trồng nhiều ở các nước nhiệt đới. Dứa Victoria được trồng trong sản xuất lớn.
Ở nước ta, hiện trồng phổ biến nhất là giống Queen (Victoria). Giống Cayenne cũng có trồng khá nhiều ở Đức Trọng, Đà Lạt (Lâm Đồng) và dứa Spanish (dứa ta) chỉ trồng lẻ tẻ trong nhân dân. Dứa victoria có thịt vàng giòn, độ đường cao nhưng sản lượng thấp. Dứa Cayenne nhiều nước hơn, còn dứa Spanish cho sản lượng thấp hơn nhưng quảng canh được.
Ở nước ta, dứa trồng từ Bắc đến Nam, diện tích trồng cả nước hiện khoảng 40.000ha với sản lượng khoảng 500.000 tấn trong đó 90% là phía Nam. Các tỉnh trồng dứa nhiều ở miền Nam là Kiên Giang, Tiền Giang, Cà Mau, Cần Thơ, Long An. Miền Bắc có Thanh Hóa, Ninh Bình, Tuyên Giang, Phú Thọ. Miền Trung có Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định. Năng suất quả bình quân một năm ở các tỉnh phía Bắc khoảng 10 tấn, phía Nam 15 tấn/ha.
Trong năm cây dứa xa hoa nhiều vụ. Ở miền Вắс vụ chính ra hoa tháng 2 - 3, thu hoạch tháng 6 -7, vụ trái ra hoa tháng 6 - 8, thu hoạch tháng 10 . 12. Ở miền Nam, dứa có thể ra hoa quanh năm, song thường tập trung vào tháng 4 - 5 và tháng 9. 10. Từ khi ra hoa đến thu hoạch trung bình khoảng 4 - 5 tháng.