Tìm hiểu về thực trạng và thu hoạch dâu tây
THU HOẠCH VÀ XỬ LÝ THÀNH PHẨM
Đến thời kỳ thu hoạch, điều Lo ngại chính là khả năng bảo quản và vận chuyển của dâu tây. Bới quả dâu tây chứa nhiều nước và khá mềm. Nếu không phân Loại, đóng gói và bảo quản sẽ dễ bị hư hỏng. Ngay khi thu hoạch, cần phải áp dụng những biện pháp hữu ích để giúp cho dâu tây luôn tươi ngon và không bị dập nát khi vận chuyển.
Khi quả quá chín, khả năng vận chuyển đường dài sẽ giảm, trên luống sẽ xuất hiện nấm mốc, thối rữa, gây nên những tổn thất không đáng có. Vì vậy, khi quả chín phải kịp thời thu hoạch, chín đến đâu thu hoạch đến đó.
Thời điểm thu hoạch thích hợp vào tháng 8 - 9. Vào tháng 3 - 5, khi nhiệt độ cao không nên thu hoạch. Chú ý không được thu hoạch quá sớm, sẽ làm giảm chất lượng quả.
Khi thu hoạch, phải hết sức nhẹ nhàng, phải để lại cuống có độ dài 1 - 2cm khi hái, tránh làm hoa bị tổn thương. Sau đó, rửa sạnh dưới vòi nước. Nên thu hoạch xong trước khi mặt trời lên cao.
Muốn dâu tây có giá trị cao, phải bảo đảm chất lượng quả đồng đều. Sau khi hái phải lập tức phân loại và đóng gói. Có thể phân loại theo chất lượng, kích thước, độ bóng và hình dáng. Đặt những trái dâu tây đã đạt chất lượng cẩn thận vào hộp có chứa giấy thấm nước hoặc bông hút nước rồi phủ lên chúng 1 lớp nilon trong suốt. Thông thường, mỗi hộp nặng 150 - 300g. Sau khi đóng gói bằng nilon trong suốt, đặt chúng vào giữa hộp lớn có độ cứng nhất định, ngăn cách bằng giấy chống thối mốc để dễ dàng vận chuyển.
Thông qua việc xử lý bằng cách phân loại và đóng gói, tiện cho việc vận chuyển thì chất lượng của dâu tây cũng được nâng cao, giúp dâu tây có ưu thế về giá cả. Từ đó, nâng cao hiệu quả gieo trồng dâu tây.
Clượng mười
THỰC TRẠNG GIEO TRỒNG DÂU TÂY Ở VIỆT NAM
Dâu tây có nguồn gốc từ châu Mỹ sau đó fan đến châu Âu và dân phát triển ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, mãi đến mấy năm gần đây, dâu tây mới được trồng ở một số tỉnh thành ở Việt Nam. Ban đầu, chất lượng không được tốt nhưng càng ngày được nâng cao, sản lượng lớn, hạn chế tối đa việc nhập khẩu từ nước ngoài.
1. Những giống dâu tây được ưa chuộng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ban đầu, người ta biết đến một loài dâu tây dại Fragaria Vesca L (hình 10.1), một loài có quả rất nhỏ, khoảng 0,8cm ăn có vị hơi chua, hơi ngọt và năng suất cực kỳ thấp. Sau đó, xuất hiện giống dâu tây được nuôi trồng và chăm sóc cẩn thận và cho năng suất cao hơn. Chúng là kết quả của sự lai ghép giống Fragaria Chiloensis (Dâu tây Chi lê ) và FragariaVirginiana (Dâu tây Virgnina ) quá trình nghiên cứu và gây trồng, đã chọn được thêm nhiều giống dâu tây khác phù hợp với điều kiện thời tiết của nước ta, đồng thời cho năng suất cao, sản lượng lớn, chất lượng tốt. Trong số đó, có 3 loại dâu tây được ưa chuộng hơn cả là:
- Giống dâu tây Đài Loan : Quả lớn, nhiều khía, có màu đỏ tươi, cuống lá có ria khía. Nó có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt. Tuy nhiên, nó dễ bị dập nát khi vận chuyển đường dài.
- Giống dâu tây Selva : Quả có màu đỏ thẫm, trái tròn, đẹp, cuống lá không có ria khía. Trái cứng, giòn, có thể vận chuyển đường dài, vị hơi chua nhưng ít mùi thơm.
Giống dâu tây Pajero: Là giống mới được nhập vào. Nó còn được bà con gọi là giống dâu Mỹ Đá thơm. Về hình thức, nó giống với giống dâu tây Selva nhưng nó lại có mùi thơm và có vị ngọt hơn.
Việc đưa các giống mới vào canh tác đã đưa năng suất dâu tây lên từ 11 - 13 tấn/ha. Chúng lại có khả năng trồng được quanh năm. Nếu biết tận dụng thế mạnh của đối tượng này, bà con ta thừa sức làm giàu bằng dâu tây...
2. Triển vọng mở rộng diện tích trồng dâu tây ở Việt Nam
Hiện nay dâu tây được trồng tập trung chủ yếu ở Đà lạt - Lâm Đồng , chưa được trồng rộng rãi trên cả nước. Cây dâu tây là cây dễ trồng, dễ chăm sóc, vốn đầu tư ban đầu tuy cao hơn một ít so với một số hoa màu khác, nhưng mức doanh thu và lợi nhuận thực tế rất cao (có thể lên tới hàng trăm triệu đồng trên một hecta). Nếu trồng đúng kỹ thuật, chăm sóc tốt, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học trong canh tác, áp dụng kỹ thuật che phủ nilon mặt luống và làm vòm che nilon trong những ngày có nhiệt độ thấp để chống rét cho dâu tây, thì chỉ sau 2 tháng cây đã bắt đầu cho thu hoạch lúa quả đầu tiên. Thời gian thu hoạch có thể kéo dài khoảng 4 tháng, từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau, cho năng suất trung bình 20 - 25tấn/ha, nếu chăm sóc tốt có thể cho thu hoạch 30 tấn/ha. Với giá thị trường từ 20.000 - 25.000đ/kg thì một hecta thu khoảng 400 triệu đồng.
Qua nghiên cứu về khả năng có thể mở rộng phạm vi trồng dâu tây tại Việt Nam cho thấy, nếu ứng dụng công nghệ sinh học, áp dụng khoa học công nghệ trong canh tác thì tiềm năng tiêu thụ của trái dâu tây của Việt Nam là rất cao, ở cả thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt, có thể hình thành các vùng chuyên canh dâu tây theo mô hình phát triển các vùng chuyên canh cây ăn trái lớn trong cả nước.
Một trong những địa phương đi tiên phong trong việc trồng dâu tây tại Đồng bằng Sông Hồng là xã Minh Tân, Phù Cừ, Hưng Yên . Bằng việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xã đã trồng thử nghiệm thành công các giống dâu tây lai F1 nhập nội (gồm 3 giống Nhật Bản, 1 giống Mỹ, 1 giống Tây Ban Nha). Các giống dâu tây này rất hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết vụ đông xuân của các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng. Các cây đều phát triển và sinh trưởng khỏe, ra hoa sớm, tỷ lệ đậu quả cao, năng chống chịu bệnh khá, đặc biệt là bệnh phấn trắng và bệnh thối quả. So với các giống dâu tây hiện đang trồng tại Đà lạt (Lâm Đồng), Mộc Châu (Sơn La) và dâu tây nhập khẩu từ Trung Quốc, thì các giống dâu tây mới này quả to hơn (trung bình từ 20 - 40g/quả), màu sắc đẹp hơn, ngọt và thơm hơn nên được người tiêu dùng ưa chuộng do đó khả năng cạnh tranh cao hơn so với hàng ngoại nhập.