0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Tạo hình cây cà phê

Tạo hình cho cây:

Đây là biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm giúp cây cà phê có cành hữu hiệu được phân bố đều trong tán, có khả năng ra quá nhiều và ổn định.

Có 2 cách tạo hình tán cây cà phê:

* Tạo hình cơ bản: Là cách để cây cà phê phát triển các thân mang những cành cấp I để tạo bộ khung. Khi cây cà phê cao hơn 1m thì hãm ngọn. Tuỳ theo giống mà để độ cao. Chẳng hạn: Giống Catimor, Catura thì để cao 1,2m là vừa. Tuy vậy, với cùng một loại giống, nhưng được trồng ở nơi đất tốt và được chăm bón đầy đủ thì nên bấm ngọn cao hơn so với nơi đất xấu, kém mầu mỡ. Ta nên để cây thấp vì như vậy cây mới đủ sức nuôi tầng 1 thật vững chắc. Sau đó, chăm sóc và nuôi tiếp tầng II để đưa tán cây lên cao hơn. Đối với cà phê chè có thể nuôi 1 đến 2 thân chính. Như vậy khi hãm ngọn sẽ tạo thành tán cây có hình trụ đơn hoặc trụ kép.
 

Cây cà phê chè dễ bị sâu đục thân nên để cách cành cây cấp I càng xít nhau càng tốt, chỉ cắt bỏ những cành thật xấu.

Người ta còn để cây cà phê phát triển tự do chiều cao (áp dụng cho những nơi có điều kiện thuận lợi trồng cây cà phê). Tuy nhiên, cách này ít phổ biến.

* Tạo hình nuôi quả: Sau khi tạo hình cơ bản, cây phát triển ra các cành cấp I thì lại ngắt ngọn để các cành này sinh ra cành cấp II, cấp III. Những cành thứ cấp này có khả năng ra quả, tạo năng suất cho cây.

Có một số cách tạo hình nuôi quả như sau:

Bấm đuôi én: Khi trên cành cấp I có ít cành cấp II thì tiến hành ngắt ngọn cành và 2 lá cuối cành để tạo ra hình đuôi én. Như vậy, các cành thứ cấp sẽ phát triển. Cũng có khi người ta bấm đuôi én để hạn chế cây giao tán. Chỗ bấm đuôi én nếu có chồi mọc ra thì cần cắt bỏ.

Tạo hình ống: Trên các cành cấp I (nơi gần sát thân khoảng 10 - 15cm), nếu có các cành cấp II thì tiến hành ngắt bỏ một cách vừa phải.

Tạo hình thông thoáng: Ngắt bỏ tất cả các chồi vượt mọc từ gốc, thân, các cành chủ yếu.

Chỉ khi nào cây bị sâu bệnh, gãy thân chính thì mới nuôi cành vượt để tạo thành thân chính.