Sâu bệnh hại trên cây dâu tây ( phần 2 )
TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA CÁC LOẠI SÂU BỆNH
Triệu chứng. Còn gọi là bệnh thối rễ cột đỏ, chủ yếu gây bệnh trên thân cây dâu tây trồng ngoài trời. Bệnh này gây hại trên rễ, gây héo rễ và teo rễ.
Bệnh thối rễ gây héo cấp tính phát sinh trong mùa xuân và mùa hè, đặc biệt là sau mùa mưa kéo dài, lá bắt đầu héo rũ. Sau đó khô lại và cây nhanh chóng chết.
Bệnh thối rễ gây héo mãn tính phát sinh vào đầu mùa đông. Sau khi trồng, cây xuất hiện tình trạng héo rũ, những lá già ở tầng dưới biến thành màu đỏ tím hoặc nâu tím, dần dần lây lan lên những lá ở tầng trên, dẫn đến cây bị héo rũ rồi chết. Nếu kiểm tra bộ rễ có thể thấy, các đầu rễ hoặc phần thân cây đều có màu nâu hoặc nâu đen, bị thối rữa, giữa thân cây có màu nâu đỏ, bị gãy đứt, lan đến toàn bộ rễ. Những cây bị bệnh rất dễ nhổ lên.
Sau khi trồng, bộ rễ chưa ổn định, phần giữa có biểu bì bị hoại tử, hình thành vết đốm dài hình thoi, màu nâu đỏ dài từ 1 - 5cm, lá không bị lõm. Ranh giới giữa vùng bị bệnh và vùng không bị bệnh rất rõ ràng. Khi bệnh nghiêm trọng, thân và rễ bị hoại tử và có màu nâu, rễ khô, lá biến thành màu vàng, héo rũ, dần dần cây sẽ chết.
Quy luật phát bệnh:
Lây lan do đất trồng và cây giống.
Các bào tử bệnh ủ bệnh từ cuối thu hoặc đầu đồng rồi phát bệnh, xâm nhập vào rễ cây, tạo thành những vết đốm. Sau đó lại tiếp tục gây bệnh cho vùng mới, lây lan trong nước tưới hoặc nước mưa. Những vi khuẩn di động này xâm nhập vào rễ cái hoặc biểu bì của rễ con, men theo sống lá, có màu đỏ rồi gây thối rữa.
Độ ẩm thấp hay cao cũng là điều kiện thuận lợi cho loại bệnh này phát triển, độ ẩm thích hợp nhất vào khoảng 6 - 10%. Khi nhiệt độ hơn 25°, mầm bệnh không thể phát triển. Thông thường, bệnh dễ bùng phát vào mùa xuân, mùa thu là mùa mưa nhiều trong năm nên bệnh phát triển mạnh nhất nếu hệ thống tưới ngầm không đạt chuẩn, hoặc do tưới quá nhiều nước.
Phương pháp phòng và trị bệnh
- Thực hiện luân canh, không nên trồng chỉ 1 loại dâu tây. Chọn giống cây không có sâu bệnh, ruộng trồng phải được luân canh từ 4 năm trở lên.
Tiến hành tiêu độc cho ruộng. Nếu có điều kiện, có thể áp dụng sục clo cho đất, đào hố hoặc tưới giọt. Sau khi thu hoạch, nhổ hết cây mang đến 1 nơi khô ráo sạch sẽ. Sau khi bón phân hữu cơ và cày sâu đất, tiến hành tưới đủ nước, dùng bạt mỏng chất liệu nilon trong suốt che trong 20 - 30 ngày. Lợi dụng ánh sáng mặt trời để làm nhiệt độ lên đến 50° cũng là cách tiêu độc cho đất.
- Trồng trên ruộng có bờ cao hoặc đánh luống, cố gắng che phủ đất, tăng độ ẩm và giảm thiểu nguy cơ phát bệnh. Sau khi mưa, phải kịp thời thoát nước, tiêu úng.
- Kịp thời nhổ bỏ những cây bị bệnh và phun Metalaxyl MnZn 87% hoặc Ure MnZn 72%, phèn khử độc 500 nồng độ 60%. Phun 2 - 3 lần, không phun trước khi thu hoạch 7 ngày.
2. Một số loại côn trùng, sâu bọ gây hại
Đặc điểm gây hại:
Nhện đỏ còn được gọi là con ve lá, là kẻ thù số 1 của dâu tây. Nó gây hại quanh năm, điều kiện thuận lợi để chúng phát triển là nhiệt độ cao, khô hạn. Loại nhện đỏ này hút dịch trên những lá dâu non chưa nở hết, khiến lá bị hoại tử. Lá bị hại có màu xám, thân cây héo, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục của dâu tây. Nếu quan sát mặt sau của lá, có thể thấy những con nhện đỏ đang hoạt động, chúng có màu nâu đỏ, bề mặt lá có 1 lớp mạng nhện màu trắng.
Phương pháp phòng và trị bệnh
Trong quá trình dâu tây sinh trưởng, phải kịp thời tưới đủ nước, tránh để khô hạn, tạo điều kiện cho nhện phát triển.
- Nhện đỏ thường gây hại trên lá già, vì vậy, phải kịp thời ngắt bỏ những lá già, lá vàng để giảm thiểu sự lây lan của mầm bệnh.
- Dùng thuốc bảo vệ thực vật: Sau khi ra nụ và thu hoạch, tiến hành phun thuốc diệt ve 3.000 nồng độ 75%, Abamectin 3.000 nồng độ 1.8%, Peropal 1.000 nồng độ 25%, Dicofol nồng độ 20%. Chú ý phun cả mặt dưới của lá. Thời kỳ đầu bị hại, thì 3 - 4 ngày phun 1 lần, phun tổng cộng 2 - 3 lần.
Đặc điểm gây hại chủ yếu gồm 2 loại bọ trĩ và rệp bông. Chúng đẻ trứng trong mùa đông, vào tháng 3 đến tháng 5 chúng bắt đầu nở và bay đến lá cây hoặc những búp non, chùm hoa, sống trên đó và nhanh chóng sinh sôi. Chúng còn sống dưới mặt sau của lá, hút dịch lá, khiến cho cây không phát triển được, lá non bị cuốn, ngó không dài được, ảnh hưởng nghiêm trọng đến dâu tây. Ngoài ra, loại rệp này còn là thủ phạm lây bệnh chủ yếu trên dâu tây. Chúng phát triển trong thời kỳ trồng cây giống (mùa hè), sinh sản mạnh mẽ vào thời kỳ tháng 4 đến tháng 6.
Phương pháp phòng và trị bệnh: Dùng thuốc bảo vệ thực vật, có thể dùng Dichlorios 1.000 nồng độ 80%, Chlorpyrifos 1.000 nồng độ 40.7%, Sumithion 800 - 1.000 nồng độ 50%, Pirimicarb 2.500 - 3.000 nồng độ 50% phun xịt. Cũng có thể kết hợp dùng tấm bát côn trùng và đèn soi côn trùng để bắt những con đã trưởng thành và những loại côn trùng khác.
Đặc điểm gây hại. Chúng thường ngủ đông tại các lá đã rụng và trên mặt đất. Vào giữa tháng 3, chúng bắt đầu đi kiếm ăn, khi gây hại, chúng thường để trứng vào mặt sau của lá. Ban đầu, ấu trùng ăn thịt lá, sau khi lớn, chúng ăn trực tiếp lá non, nụ hoa và quả non. Chúng phát triển mạnh mẽ nhất vào mùa thu, tốc độ sinh sôi chạm vào mùa hè. Khi bị hại, trên lá xuất hiện những lỗ to, nhỏ kích thước khác nhau, làm hạn chế khả năng sinh trưởng của cây. Khi bón quá nhiều phân hoặc tưới quá nhiều nước, cấu trúc lá sẽ yếu, nguy cơ bị tấn công cao. Nếu bị nặng, toàn bộ lá trên ruộng sẽ bị ăn hết.
Phương pháp phòng và trị bệnh. Trong thời gian ra nụ và ra lá, phải tiến hành phun sương dung dịch Trichlorfon 500 - 8.000 nồng độ 90%, Dichlorvos 1000 nồng độ 80%, Chlorpyrifos 1.000 nồng độ 40.7%, Decis 2.000 nồng độ 2.5%.