Sâu bệnh hại trên cây dâu tây ( phần 1 )
TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA CÁC LOẠI SÂU BỆNH
Các bệnh xuất hiện trên dâu tây chủ yếu là bệnh phấn trắng, bệnh nấm mốc, bệnh mắt rắn và bệnh thối tế. Côn trùng gây bệnh chủ yếu là nhện đỏ, bọ cánh cứng, sâu bọ. Các biện pháp phòng ngừa sâu bệnh phải được dự đoán sớm, nhằm khống chế thiệt hại, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và năng suất. Phòng ngừa tốt, đồng nghĩa với việc thành công nửa trong việc gieo trồng dâu tây.
Biện pháp phòng ngừa bệnh tổng hợp bao gồm 2 cách sau:
Một là, luân canh đất trồng (thích hợp nhất là luân canh ngô ngọt hoặc lúa nước). Làm tốt các công việc như: Chọn cây giống chất lượng tốt, có sức đề kháng sâu bệnh và không mang mầm bệnh, bón phân đã được ủ hoai và đã qua tiêu độc, mật độ trồng hợp lí; độ nông sâu phù hợp; xây dựng hệ thống tưới tiêu, kịp thời ngắt bỏ lá sâu và lá dị dạng, thu hoạch kịp thời vụ; phòng ngừa và khống chế sâu bệnh.
Hai là, tiến hành phun xịt sớm các loại thuốc phòng ngừa để tiêu diệt sâu bệnh hại, hạn chế các loại bệnh như bệnh phấn trắng, bệnh đốm mắt rắn, bệnh đốm mốc và nhện đỏ.
1. Một số loại bệnh thường gặp ở dâu tây
Triệu chứng: Phấn trắng là bệnh thường gặp trên dâu tây, chủ yếu gây hại trên lá và quả. Thời kỳ đầu mắc bệnh, mặt sau của lá xuất hiện 1 lớp nấm mốc màu trắng. Tùy theo mức độ nặng, nhẹ mà lá cây cuộn vào như 1 chiếc thìa. Khi bị nhiễm bệnh, nụ hoa và cánh hoa sẽ có màu đỏ tím, hoa không thể nở hoặc nở không được bình thường. Quả non không lớn được, không có độ bóng, màu sắc quả không đẹp mắt, trên bề mặt quả bị bao phủ bởi 1 lớp phấn trắng, làm mất giá trị thương phẩm.
Quy luật phát bệnh : Nhiệt độ thích hợp để vi khuẩn gây bệnh phát triển là 15 - 20°, trên 20° hình thành nhiều bào tử. Độ ẩm từ 40 80% là lúc dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng nhất, khi mưa xuống, bào tử không nảy mầm được. Che phủ có thể giúp hình thành bào tử. Vào buổi chiều ngày nắng, bào tử sẽ phân tán nhiều nhất nhưng nếu trời mưa, bào tử sẽ không không thể phân tán.
Phải tiến hành các biện pháp phòng và điều trị sâu bệnh vào thời kỳ đầu phát bệnh bằng các loại thuốc thảo dược. Trước khi hoa nở, phun dung dịch Tuzet 800, Triadimefon 1.500 nồng độ 25%, Difenoconazole 4.000. Khi phun thuốc phải chú ý phun cả vào mặt sau của lá. Những loại thuốc nhập khẩu trong năm nay cũng đem lại hiệu quả cao như Benzen WP nồng độ 50%, Emilsion 12% của Systhane, Metyl Sunfit, Sunfat Sprit 70%...
Khi trồng, phải tiến hành ngắt bỏ những lá già, lá sâu, quả tàn tật, nhổ bỏ những cây bệnh.
Khi bón phân, tránh rắc quá nhiều phân đạm.
Triệu chứng: Nấm mốc là loại bệnh chủ yếu gây hại cho dâu tây trồng tại các vùng phía Nam. Nấm mốc xuất hiện trên trái dâu tây, trên bề mặt quả xuất hiện những vết vằn màu nâu và quả bị thấm nước. Sau đó, chúng nhanh chóng lan ra trên quả và xuất hiện những sợi lông nhỏ màu trắng xám, dân thành màu nâu xám và xuất hiện phấn trắng trên đầu quả. Cuối cùng, quả trở nên mềm và thối rữa. Ngoài việc quả bị nhiễm bệnh, thì hoa, lá và ngó cây cũng có thể bị nhiễm bệnh. Vùng bị bệnh sẽ có màu nâu đến nâu đậm, thấm dầu, khi nghiêm trọng vùng nhiễm bệnh sẽ trở lên thối rữa.
Quy luật phát bệnh: Vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh nhất dưới điều kiện nhiệt độ từ 18 - 20°, độ ẩm cao, nhiệt độ thấp và khô hạn thì ảnh hưởng đến quá trình hình thành bào tử.
Trời mưa liên tục hay trời nhiều sương cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Vào những buổi sáng sớm trời râm hoặc có mưa, bào tử phân tán mạnh nhất, chúng phân tán yếu nhất vào những ngày trời nắng. Loại bệnh này bùng phát nghiêm trọng hơn nếu trên ruộng còn nhiều tàn dư của sâu bệnh, bón quá nhiều phân đạm, trồng quá dày, luống trồng quá thấp, nhiều lá già, luống bị ứ nước, làm cho không thông thoáng. Đỉnh điểm phát benh là vào thời gian từ tháng 3 - 4, trong thời kỳ thu hoạch.
Phương pháp phòng và trị bệnh:
Phòng và trị bệnh nấm mốc chủ yếu dựa vào phương pháp gieo trồng kết hợp với phun thuốc.
Khi gieo trồng, phải áp dụng các phương pháp sau:
Trồng cây trên luống cao có mái che, mật độ phù hợp, tránh rắc quá nhiều phân đạm, hạn chế không cho thân phát triển quá dài.
Áp dụng triệt để phương pháp luân canh, nếu ruộng không thể luân canh thì phải tiến hành khử độc.
Kịp thời ngắt bỏ lá khô, lá già, khi phát hiện dấu hiệu quả bệnh, phải lập tức ngắt bỏ, đem đi tiêu hủy cách xa ruộng.
Khi trồng dâu gặp phải trời mưa trong nhiều ngày, phải lập tức khơi thông rãnh, giảm thiểu độ ẩn.
- Quả chín thì phải nhanh chóng thu hoạch, tránh để quá chín gây thối rữa.
- Phun thuốc bảo vệ thực vật: Phun phòng bằng dung dịch Bordeaux 0.4% trước khi hoa nở. Khi phát bệnh, dùng dung dịch Iprodion 800 nồng độ 50%, Procymidone 1.000 nồng độ 50%, Iprodione 800 nồng độ 50%, Carbendazol 1.000 nồng độ 50%, Mildothane 800 nồng độ 40% dưới dạng phun sương, cách 5 - 7 ngày lại phun 1 lần.
Triệu chứng: Bệnh đốm mắt rắn còn gọi là bệnh vằn lá, chủ yếu gây hại trên lá. Trên bề mặt lá xuất hiện những đốm vằn như mắt rắn; cuống lá, cuống quả, ngó đều là nơi loại bệnh này có thể gây hại. Ban đầu, đốm nhỏ và màu tím đậm, sau đó lan rộng thành hình tròn, đường kính từ 1 - 4mm, viền đốm màu nâu đỏ hoặc tím thẫm, ở giữa có màu nâu xám, giống hình mắt rắn. Khi bệnh nghiêm trọng, toàn bộ bề mặt lá đều có những đốm vằn, dẫn đến chết lá.
Quy luật phát bệnh: Mầm bệnh lây lan trong không khí, kí sinh trên lá khô, bào tử hình thành trong mùa xuân. Loại bệnh này bùng phát trong khoảng thời gian từ mùa xuân đến mùa thu, chủ yếu phát sinh trong mùa có độ ẩm cao. Bệnh bùng phát nghiêm trọng trên những cây giống và những ruộng đang có thời gian nghỉ, ruộng có rạ quá dày, tưới quá nhiều nước và bón phân không đủ, đặc biệt là trên những lá già.
Phương pháp phòng và trị bệnh:
- Kịp thời ngát bỏ lá bệnh, lá già.
- Thời kỳ đầu nhiễm bệnh, phun sương dung dịch Clorothalonil 500 - 700 nồng độ 70%, hoặc Mancozeb 350 - 400 nồng độ 70%, Captan 400, Topsin 1.000 nồng độ 70%. Cách 10 ngày phun 1 lần, phun từ 2 - 3 lần.
Triệu chứng: Là loại bệnh chủ yếu gây hại tại các vùng phía Nam trong thời kỳ trồng cây giống, cũng lúc gây bệnh trên thân cây vừa trồng. Chủ yếu gây bệnh trên ngó, lá. Đôi khi cũng gây bệnh trên hoà và quả. Sau khi nhiễm bệnh, trên lá sẽ sẽ xuất hiện những đốm và toàn thân cây bị héo rũ. Kích thước đốm vằn từ 3 - 7mm, có màu đen, hình cọc sợi hoặc hình bầu dục, loét ra. Vết đốm bao quanh lá trong vòng 1 tuần khiến cho toàn bộ lá khô rồi chết. Trong điều kiện độ ẩm cao, các vết đốm sẽ có màu đỏ bao
quanh bào tử. Khi mắc bệnh, sẽ có 1-2 lá non dần mất đi sức sống. rũ xuống và dần khô lại, chết lá. Những lá không bị bệnh thì sẽ bị dị dạng, khô, chuyển thành màu nâu từ ngoài vào trong, nhưng gân lá không bị đổi màu
Quy luật phát bệnh: Mầm bệnh sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ từ 10 - 40°, thích hợp nhất trong khoảng 30°. Vi khuẩn gây bệnh ủ mầm trong mùa đông, đến mùa hè khi nhiệt độ cao thì bắt đầu phát bệnh trên lá, chúng lây lan trong nước mưa. Vào mùa mưa, bệnh càng nghiêm trọng hơn, đặc biệt là trong mùa mưa bão.
Phương pháp phòng và trị bệnh:
Chọn giống cây có khả năng kháng bệnh cao như Sochinoka.
- Phải thường xuyên luân canh, thay đổi giống cây trồng trên ruộng, không nên trồng chỉ 1 loại cây.
Trong thời gian ươm mầm, phải tăng cường chăm sóc cây và ngó, kịp thời ngắt bỏ lá bệnh, ngó bệnh, lá già, mang đi tiêu hủy hoặc chôn sâu.
- Dùng thuốc bảo vệ thực vật. Khi ngó phát triển, dùng dung dịch Captafol 500 - 800 nồng độ 50% hoặc Clorothanil 60 nồng độ 75%, Zineb 500 nồng độ 50% phun sương.
Triệu chứng: Chủ yếu gây hại trên lá. Ban đầu, trên những lá già sẽ xuất hiện những đốm màu nâu tím, dần dần chuyển thành màu nâu, xung quanh thường có màu xanh đậm hoặc xanh vàng. Những đốm trên lá non thường bắt đầu từ đỉnh lá, lan xuống gân lá tạo thành hình chữ “V”. Đốm có màu nâu, viền màu nâu đậm, ở giữa hình tròn, trong cùng vết đốm là hình hột màu nâu đen. Khi bệnh nghiêm trọng, các đốm liền lại thành 1 dải, khiến lá khô và chết dần.
Quy luật phát bệnh: Mâm bệnh phát triển mạnh nhất dưới nhiệt độ 25°. Vi khuẩn ủ bệnh trong mùa đông, trên những vật tàn dư trên ruộng, tới mùa thu thì hình thành các bào tử và lây lan trong không khí.
Phương pháp phòng và trị bệnh
- Kịp thời ngắt bỏ lá già, lá bệnh, lá khô và mang đi tiêu hủy.
Khi mới mắc bệnh, phun Zineb 400 - 600, Maneb 400 - 600, Mildothane 1.000 nồng độ 70%, Carbendazol 1.000 nồng độ 50%.