Phương pháp bón phân cho vườn cam
Phương pháp bón phân cho vườn cam
Muốn vườn cam vừa đạt năng suất cao lại đạt tiêu chuẩn chất lượng cần phối hợp nhiều biện pháp canh tác, như quản lý dinh dưỡng, quản lý nước, phun thuốc bảo vệ thực vật, tỉa cành tạo tán... Trong đó biện pháp quản lý dinh dưỡng là quan trọng nhất.
Cây ăn trái có 3 thời kỳ cần bón phân: Thời kỳ sau thu hoạch, thời kỳ chuẩn bị ra hoa và thời kỳ phát
triển quả. Nếu không hiểu rõ bản chất của từng thời kỳ sẽ khó có thể bán đúng, bón đủ phân cho vườn cây.
Thời kỳ sau thu hoạch: Việc bón phân vào thời kỳ này rất quan trọng vì nếu không thực hiện đúng, cây không đủ dinh dưỡng để hồi phục. Năng suất trái cây phụ thuộc vào hiệu quả quang hợp, do đó cần phải nhanh chóng cho cây ra nhiều đọt non, nhiều lá. Vườn cây bình thường sử dụng tỷ lệ NPK 1:1:1. Đối với vườn sinh trưởng kém, vườn vừa cho năng suất cao có thể sử dụng tỷ lệ NPK 2:1:1 hoặc 3:1:1. Lượng phân bón ở giai đoạn này thường căn cứ vào đặc điểm của cây và năng suất quả vừa thu hoạch.
Nếu năng suất càng cao thì lượng bón càng phải nhiều.
Thời kỳ chuẩn bị ra hoa: Thời gian này, lá và đọt vừa ra thành thục, tạo mầm hoa nên cần giảm tỷ lệ N mà tăng P hoặc K.
Thời kỳ phát triển quả: Thời kỳ này dài hay ngắn tùy thuộc vào cây nhưng có thể chia làm 3 giai đoạn nhỏ:
+ Giai đoạn sau đậu quả: Thường trong khoảng 1 tháng đầu sau đậu quả. Lúc này quả lớn rất chậm nên không cần nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên cũng không thể thiếu vì như vậy dễ gây nên hiện tượng rụng quả. Nếu có điều kiện nên sử dụng phân bón lá kết hợp với phân bón gốc có tỷ lệ NPK 1:1:1.
+ Giai đoạn trái phát triển nhanh: Lúc này, trái cây sẽ lớn rất nhanh nên cần nhiều dinh dưỡng. Với những cây có quả ra tận đầu cùng của cành như nhãn, chôm chôm, xoài nên sử dụng tỷ lệ NPK 1:1:1. Với những cây có quả nơi nách lá, cành, thân như cây có múi (bưởi, cam, quýt), mít, sầu riêng, dâu... cần hạn chế cây sinh đạt và lá mới, do đó nên tăng tỷ lệ K lên NPK 2:2:3.
+ Thời kỳ quả trưởng thành, chín: Lúc này, quả đã chín và bước vào giai đoạn thành thục. Cần bón đủ K quả mới có mẫu mã đẹp, chất lượng. Tỷ lệ NPK lúc này thường là 1:1:2.
Lưu ý về cây ra hoa trái vụ
Nếu để cây ra hoa tự nhiên thường hoa ra không tập trung, năng suất thấp nên cây duy trì được tình trạng bình thường. Nếu cho ra hoa sớm hoa sẽ ra đồng loạt, đậu nhiều nên dễ gây hiện tượng suy kiệt do phải mang nhiều quá sức của cây. Bởi vậy, câu hỏi đầu tiên nhà vườn phải trả lời là dự định để cây cho bao nhiêu quả. Trên cơ sở đó xác định chính xác liều lượng kích thích, tránh hiện tượng hoa ra quá nhiều làm cho cây yếu đi. Việc xác định đó cũng sẽ đảm bảo cho việc bón phục hồi sau thu hoạch được đầy đủ.
Sau khi đậu quả, công việc tiếp theo là phải tỉa quả sao cho số lượng quả để lại vừa với sức nuôi dưỡng của cây. Nên tỉa làm 2 lần sao cho có năng suất và chất lượng cao nhất.
Nhiều nhà vườn cho rằng, trái cây ra nghịch vụ thường bị sượng có nguyên nhân từ phân bón. Trên thực tế, trái cây bị sượng là do quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng về nuôi quả không đồng đều. Lý do bởi cây bị ra đọt, lá mới. Để tránh hiện tượng này cần tránh bón dư thừa phân đạm và quản lý nước hợp lý, không để ướt (mưa phải dùng bạt che gốc), đồng thời cũng không được để gốc quá khô.
Khi bón cho cây ăn trái có 2 loại dinh dưỡng bị mất nhiều nhất là lân và đạm. Lần bị keo đất giữ chặt và chuyển thành dạng khó tiêu, còn đạm biến thành NH3, bốc hơi. Do thất thoát nên hiệu quả sử dụng phân bón trên cây ăn trái thường chỉ đạt 25 - 35%.
Để hạn chế thất thoát, các nhà nông hóa Hoa Kỳ đã sáng chế nên 2 phụ gia là Agrotain và Avail. Agrotain ức chế hoạt động men Ureaza nên giảm thất thoát do bay hơi 35%, Avail ngăn không cho hạt lần tác dụng với các ion Al, Fe nên 50% lân không chuyển thành dạng khó tiêu.