0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Phòng trừ sâu bệnh hại chính trên chuối Laba

Phòng trừ sâu bệnh hại chính trên chuối Laba

Chuối Laba là loại chuối đặc sản của vùng đất Lâm Đồng. Tuy nhiên đối tượng cây trồng này vẫn chưa được bà con trồng chuối quan tâm đúng mức, chủ yếu bà con trồng, chăm sóc theo kinh nghiệm và theo phương thức canh tác truyền thống ít quan tâm đến các đối tượng sâu bệnh hại chuối, do đó cây chuối ngày càng bị nhiều đối tượng sâu bệnh hại tấn công làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của sản phẩm. Sau đây là một số sâu bệnh hại chính và biện pháp phòng trị trên cây chuối để bà con tham khảo.

- Nhóm bệnh do vius gây ra:

+ Bệnh chùn đọt chuối, bệnh khảm lá chuối, bệnh sọc chuối: Đối với nhóm bệnh này, hiện nay không có thuốc đặc trị, thời gian từ khi cây chuối bị nhiễm bệnh đến khi phát hiện bệnh ra bên ngoài kéo dài 3 - 4 tháng nên khi phát hiện bệnh cần phải đào bỏ ngay và xử lý đất thật cẩn thận (đào hố chôn rồi rắc vôi, đem đốt bỏ... ). Trước khi trồng phải rắc vôi xử lý sau 1 tháng mới trồng lại.

• Bệnh chùn đọt: Cây bị bệnh lá mọc chụm lại ở ngọn thân giả, lá nhỏ, bìa bị vàng, mép lá uốn cong, cuống lá ngắn lại. Trên phiến lá có các sọc xanh lợt chạy song song với các gân phụ.

• Bệnh khảm lá: Bệnh do virus gây hại. Cây bị bệnh lá có sọc vàng từ ngoài bìa lá vào cuống lá, cây phát triển kém, khi phát hiện cây bị bệnh cần phải đào bỏ và xử lý ngay để tránh lây nhiễm.
 

• Bệnh sọc lá chuối: Bệnh do virus gây hại. Các bệnh do virus gây hại đều có khả năng truyền từ cây này sang cây khác, bệnh lây lan trực tiếp qua con giống và trung gian truyền bệnh như rây mềm sống ở các bẹ lá chuối, tuyến trùng trong đất truyền virus từ cây này sang cây khác hoặc trong quá trình đánh tỉa con chuối, cắt lá chuối...

Phòng trừ: Trong trường hợp vườn chuối đã bị bệnh và đang có chiều hướng lây lan rộng, cần tiến hành ngay một số biện pháp sau:

Vệ sinh vườn sạch sẽ tạo độ thông thoáng cho vườn chuối, cắt bỏ và thu gom các lá già để tiêu hủy, không tủ vào gốc.

Đào bỏ các cây bị bệnh nặng, nhặt hết cả củ để tiêu hủy, đồng thời phun trừ rệp bằng các loại thuốc erpa, Pyrinex, Fenbis, Sago super. Phun ướt đều lá, thân và gốc cây chuối.

Không sử dụng cây con ở vườn đã bị bệnh để làm giống.

Nếu vườn bị bệnh nặng nên phá bỏ và trồng cây khác trong khoảng 1 năm sau mới trồng lại chuối được.

- Nhóm bệnh do vi khuẩn:

+ Bệnh đốm lá hay bệnh cháy lá:

Nguyên nhân và cách gây hại:

Do nấm Sigatoka vàng và Sigtoka đen gây ra. Bệnh gây hại trên lá tạo ra những hình bầu dục có màu nâu với viền vàng rất rõ (Sigatoka vàng). Đối với Sigatoka đen, những đốm bệnh có màu sậm hơn và xuất hiện ở mặt dưới của lá.
 

Bệnh phát triển mạnh vào những tháng mùa mưa và mùa có sương, ẩm ướt, bệnh nặng ảnh hưởng tới năng suất cây.

Biện pháp phòng trị:

Vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa lá già và lá bị bệnh đem đốt. Tiêu thoát nước tốt cho vườn chuối trong mùa mưa. Khi phát hiện nấm gây bệnh có thể phun các loại thuốc gốc đồng hay Benomyl, macozeb, Zineb, Kocide, Tilt, Score, Anvil... phun từ 2-4 lần trong mùa mưa.