Phòng trừ sâu bệnh.
Phòng trừ sâu bệnh.
Cây bông thường bị một số loại bệnh và sâu gây hại như sau:
Sâu non mới nở đã nhanh chóng đục vào ngọn cây, nụ non, hoa, quả. Sức phá của chúng rất lớn. Sâu nhỏ gây hại mạnh hơn sâu lớn.
Cách phòng trừ:
Trồng xen bông với các cây trồng khác - Trồng giống bống kháng sâu
Bố trí thời vụ thích hợp để tránh giai đoạn bông ra nụ rộ trùng với thời điểm phát sinh của sâu.
Phun chế phẩm NPV- Ha, liều lượng 500 LE/ha(20g/ bình), Divicin-H, liều lượng 0,6 - 0,8 kg/ha, (20 - 25g/ha)
Sâu loang:
Còn gọi là sâu gai.
Sâu trưởng thành đẻ trứng ở búp non, kẽ nách nụ, hoa - quả non, cuống lá, mặt dưới lá non.
Sâu non gây hại nách cành, lá non. Sâu đục vào thân làm cho búp non, cành non héo rũ. Khi bông lớn, chúng đục vào nụ và hoa quả non làm cho nụ xoè, hoa rụng. Khi quả lớn thì chúng ăn quả.
Cách phòng trừ: - Trồng giống bống kháng sâu.
Phát hiện sớm và dùng thuốc Bt ngay khi sâu mới nở, liều lượng 0,3 - 0,4 lít/ha(10 - 12 ml/ bình)
* Sâu cuốn lá:
Loài sâu này có tập tính cuốn lá, mỗi con có khả năng gây hại 2 - 3 lá.
Sâu cuốn lá phát triển trong điều kiện ẩm ướt, âm u về thời tiết.
Cách phòng trừ: Sử dụng giống cây kháng sâu để trồng.
Phát hiện sớm, dùng tay bắt sâu. Trường hợp sâu gây hại nhiều thì mới phun các loại thuốc trừ sâu thông thường.
* Sâu hồng:
Sâu non đục vào nụ, hoa, quả non. Chúng làm cho hoa không nở được. Sâu lớn đục quả, ăn hạt.
Cách phòng trừ:
- Dọn sạch tàn dư cây trồng trước
Khi thấy hoa bị túm lại không nở được thì phun thuốc diệt sâu bằng các loại thuốc thông thường.
* Sâu keo da láng:
Sâu non nở nằm ở dưới mặt lá, chúng ăn chất xanh, để lại màng lá. Sâu lớn ăn hết lá, để lại phần gân lá. Loại sâu này ăn cả lá đài, nụ và hoa quả non.
Cách phòng trừ:
Ngoài cách bắt sâu bằng tay thì còn phun chế phẩm NPV - Se với liều lượng 800 - 1000 LE(20 - 25 g/ bình/ha), phun Bt với liều lượng 0,3 - 0,4 lít/ha(10 - 12 ml/ bình)
Rây xanh chích hút dịch cây làm cho cây còi cọc, thiếu dinh dưỡng. Khi bị nhẹ, mép lá có màu hơi vàng và cong lên. Bị nặng thì lá chuyển màu nâu vàng sang đỏ, lá cong queo cháy từ mép lá vào trong. Lá, nụ và quả non bị rụng, quả chín ép, ảnh hưởng đến năng suất.
Cách phòng trừ:
- Trông giống bông có khả năng kháng rầy
Xử lý hạt giống bằng Gaucho 70 WS (liều lượng 5 - 7g/1 kg hạt). Sau khi gieo 70 - 80 ngày, nếu rây gây hại đến 30% số cây thì phun Adminre 50 EC với liều lượng 0,5 lít/ha (15 ml/ bình).
* Bọ trĩ:
Bọ trĩ thường gây hại dọc hai bên gân lá. Những lá bị hại chảy dịch tạo thành 1 lớp có màu nâu ánh bạc.
Cách phòng trừ:
Trồng bông có màng phủ PE có tác dụng giảm bọ trĩ xâm hại.
- Nếu phát hiện cây con có 1- 2 con bọ trĩ/ lá, cây lớn có 5 - 10 con/ lá thì phải phun thuốc hoá học. Dùng Confidor 100 SL, liều lượng 0,3 - 0,4 lít/ha (10 - 12 ml/ bình), hoặc Admin 50 EC, liều lượng 0,5 lít/ha (15 ml/ bình)
* Rệp:
Cây bị rệp gây hại sẽ sinh trưởng kém, lá co rút lại. Trong quá trình gây hại, rệp thải ra chất mật dính tạo điều kiện cho nấm đen phát triển, làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây. Rệp gây hại vào giai đoạn cuối sẽ làm bẩn xơ bông.
Cách phòng trừ:
- Trồng bông xen với một số cây trồng khác như: Ngô, đậu nành... để tránh tạo điều kiện cho rệp cư trú.
Xử lý hạt trước khi gieo trồng bằng Gauch 70 WP, liều lượng 5g/ 1 kg hạt.
Phun thuốc hoá học Admin 50 EC, liều lượng 0,5 lít/ha (15 ml/ bình), Mospilan 3 EC, liều lượng 0,3 lít/ha (10 ml/ bình)