Phân Bón Cây Tiêu và Cách Ủ Phân Diện Tích Nhỏ
PHÂN BÓN CÂY TIÊU
Cây cối được tươi tốt và sai hoa nhiều trái chủ yếu là nhờ vào phân bón. Đất trồng tiêu phải gia tăng lượng phân bón nhiều hơn các loại cây trồng khác. Vì nếu được trồng nơi đất đai màu mỡ, bón phân đầy đủ mỗi mẫu tiêu trong một năm có thể thu hái được trên ba tấn hạt. Nghĩa là chỉ cần trúng mùa liên tiếp ba bốn năm như vậy là nhà vườn đã thu về được tất cả những khoản vốn liếng đã bỏ ra cho vườn tiêu rồi.
Ngược lại, nếu lỡ trồng vào vùng đất đai cằn cỗi, bón phân không đầy đủ hoặc bón không đúng cách thì mức thu hoạch sẽ bị giảm sút rất nhiều, sự lỗ là không tài nào tránh khỏi!
Vì vậy, khi bắt tay vào việc lập vườn trồng tiêu, điều chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến là số lượng phân bón cần phải đầy đủ.
Nọc tiêu tuy là việc đáng quan ngại, tốn nhiều tiên và công mua sắm, nhưng chưa đáng lo, vì bước đầu ta có thể sử dụng nọc tạm. Còn phân thì phải bón lót vào đất ngay với số lượng lớn trước khi đặt hom tiêu giống xuống hố trồng.
Phân bón cho tiêu chủ yếu là phân chuồng và phân rác, cùng một số lượng ít phân hóa học như đạm, lân và kali. Tất nhiên, tùy theo mức độ dinh dưỡng của mảnh đất trồng tiêu mà gia giảm chất này hay chất khác. Đôi khi còn phải thêm các nguyên tố vi lượng như sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu)... để đất lúc nào cũng được màu mỡ tơi xốp, lại giữ được độ ẩm để giúp cây tăng trưởng mạnh, ra hoa kết trái nhiều.
Thông thường thì ai cũng biết:
- Đất khô thì bón thêm phân đạm.
- Đất lầy lội thì bón thêm lần.
- Đất phù sa thì không cần bón nhiều kali.
- Đất nhiều phèn thì bón thêm Ca...
Mỗi loại phân có một công dụng khác nhau, đất thừa hay thiếu chất cũng không tốt. Muốn biết trong đất đang thừa hay thiếu chất gì ta nên quan sát sự tăng trưởng của vườn tiêu thì sẽ biết rõ:
- Nếu cây tiêu chậm lớn, thậm chí còn cằn cõi, vàng, kháng bệnh yếu thì nên bón thêm phân đạm. Phân đạm ảnh hưởng rất nhanh đến sự khởi sắc của tiêu, như lá đang vàng trở nên xanh tươi, cây đang cần cỗi trở thành tươi tốt. Sự “thay da đổi thịt” này chỉ đến sau năm bảy ngày sau khi cây được tăng cường thêm phân đạm.
- Nếu cây trổ hoa ít, trái đâu cũng không nhiều, trong khi đó dây tiêu cũng èo uột, ta nên nghĩ là đất thiếu chất lẫn. Vì phân lân có tác dụng làm cho bộ phận thụ tinh của hoa phát triển được điều hòa và trái đậu sai.
- Phân kali giúp vườn tiêu tăng trưởng mạnh, cứng cáp, có sức đề kháng bệnh cao và còn tăng phẩm chất của trái.
Trong việc bón phân cho vườn tiêu, bón lót lần đầu hao tốn số lượng phân nhiều nhất, thường thì mỗi nọc tiêu như vậy cần đến một lượng phân chuồng và phân rác bón lót khoảng ba bốn mươi kilôgam mới đủ. Đó là loại học thường chỉ trồng vài dây tiêu. Còn với nọc gạch trồng từ sáu đến tám dây tiêu thì cần phải bón lót vào bồn khoảng sáu bảy chục kilôgam mới đủ!
Nếu ta thử làm một bài toán, sẽ thấy được số lượng phân dùng bón lót cho một vườn tiêu (2500 nọc) lên đến mức nào, tốn kém bao nhiêu tiền bạc? Đó là chưa tính đến những lần bón thúc hàng năm gốc hoặc phun trực tiếp trên lá.
Trồng một mẫu như vậy, nếu vườn tiêu rộng đến nhiều mẫu thì số lượng phân bón còn lớn gấp nhiều lần.
CÁCH Ủ MỤC PHÂN RÁC
Phân rác còn gọi là phân bổi là do rác thải gom lại ủ mục trong một thời gian mà thành. Đó là sự hổ lốn rơm rạ, lá cây, cỏ dại, xác mía, tro bếp, đầu tôm, đầu cá, bánh dầu, một ít phân chuồng và cả đất nữa...
Cách ủ phân bổi này thì hầu hết nông gia chúng ta đều biết. Chính nhờ vào số lượng phân bổ này mà họ mới không bị thiếu hụt phân bón cho ruộng nương, cho cây trái hoa màu trong khi nếu chỉ dựa vào phân chuồng không thôi thì dễ bị thiếu hụt. Vì như chúng ta đã biết, ngành chăn nuôi gia súc như trâu bò, lợn gà trong dân gian tuy khá nhiều, nhưng nhu cầu phân bón dành cho ruộng vườn lại quá cao, do đó nông dân cần phải có số lượng lớn phân rác hỗ trợ mới đủ. Hơn nữa, phân rác mục giá thành lại rẻ, nguồn phân lại dồi dào vì nguyên liệu dễ kiếm, đã thế lại giàu chất dinh dưỡng không thua kém mấy so với phân chuồng... Có hai cách để ủ hoai phân rác: đó là ủ ngay trên mặt đất và ủ kín dưới hầm. Phương cách ủ phần nào cũng tốt, nhưng phải tùy theo thế đất cao hay thấp mà áp dụng cách ủ này hay cách ủ kia.
Ủ phân trên mặt đất: Cách này áp dụng ở vùng đất không được khô ráo, nghĩa là tầng nước ngầm ở dưới quá cao, chỉ cần đào sâu xuống vài ba tấc đất đã đụng nước.
Trước hết, nếu có thể được ta nên đắp nền ủ phân cho cao lên và lớp trên mặt nền nên nện kỹ cho chắc (nếu dùng lớp đất sét phủ kín lớp trên mặt nền thì càng tốt, vì đất sét giữ cho nước phân không thấm vào đất một cách uổng phí). Kích thước của nền ủ phân rộng hẹp bao nhiêu còn tùy vào số nguyên liệu chúng ta dùng ủ phân bổi nhiều hay ít. Bên trên nên có mái lợp để tạm che mưa nắng, sương gió, thường được làm bằng vật liệu rẻ tiền như tre nứa, lá dừa, hoặc tấm phên, cà tăng cũng được.
Trước khi ủ phân, những vật liệu như rơm rạ, cỏ khô, lá cây, xác mía... phải được tưới nước ướt đẫm vài ba lần trong ngày và tưới trong vài ba ngày để chúng dễ xẹp xuống, khi cần chất đống mà ủ sẽ gọn gàng.
Ngày làm việc ủ rác cũng là lúc tất cả nguyên liệu đã có sẵn đầy đủ bên nên ủ phân. Trước hết, người ta xúc rác đổ phủ khắp mặt nên một lớp dày cỡ ba bốn tấc, đổ đến đâu thì tém dẹp các góc cạnh cho thật gọn gàng đến đó. Xong lớp rác thì dàn trải lên trên một lớp phân chuồng tươi, hoặc là có trộn lẫn với tro bếp, bánh dầu (đập nhỏ)... Rồi lại phủ lên trên một lớp phân rác dày như trước. Cứ thế, hễ trải xong một lớp phấn rác thì lại đến một lớp phân chuồng hay các chất bổi phụ... xếp chồng lên cho đến khi đống phân rác cao khoảng hai thước thì thôi. Thế nhưng, lớp trên cùng phải là lớp đất nhuyễn dày độ năm phân để làm mặt.
Công việc chất rác để ủ này tuy dễ nhưng không kém phần nặng nhọc, nhất là phải chăm lo việc tóm gọn các góc cạnh cho ngay ngắn tươm tất.
Dù bên trên đã có mái lợp, nhưng bốn bề chung quanh đống rác cũng nên dùng phên lá hay cà tăng che phủ để cản trở một phần nào việc bốc hơi nước từ đống phân ra (vì rác khô thì lâu hoai mục). Từ đó, cứ vài ba ngày nên dùng nước phân chuồng tạt tưới từ bên trên cho ngấm dần xuống tận nên ủ, giúp các lớp rác có đủ độ ẩm cần thiết cho nhanh mục.
Cứ ủ tưới như vậy độ bốn tháng thì rác đã bắt đầu hoai mục, nhờ các vi sinh vật sinh sôi nảy nở vô số hằng hà ở bên trong gặm nhấm lần hồi. Đây là lúc ta nên xới đều tất cả các lớp trộn lẫn với nhau, sau đó lại chất chúng vào vị trí cũ, ém cho chặt xuống để các chóng lên men. Hễ thấy lớp trên cùng và lớp ngoài hơi se khô thì nên tưới kỹ cho ẩm ướt.
Một tháng sau, ta lại cất công trộn đảo đều đống rác như trước, rồi lại tưới nước phân, chất đống lại như cũ. Việc này nếu làm đi làm lại vài lần thì phân đã hoai mục, phần lớn các trước đây đã mục nát thành đất, thành phần.
Để có phân tơi nhuyễn mà dùng, ta dùng một khung lưới sắt mắt nhỏ khoảng 1cm làm rây... số ít rác chưa hoai mục kịp, nên tiếp tục ủ lại để dùng vào lần sau...
Ủ kín phần dưới hầm: Nếu nơi ủ phân là đất cao ráo, tầng nước ngầm quá thấp, đào sâu xuống một thước đất vẫn chưa gặp nước ngấm lên thì ta nên tiến hành việc ủ phân rác dưới hầm.
Cách làm này thì ai cũng thích vì nó đốt ngắn thời gian ủ phân, lại đỡ công tưới nước, cũng không phải trộn đảo phân nhiều lần như cách ủ trên mặt đất, đã thế phân lại có nhiều mùn vì rác đã mục nát rệu rạo cả.
Trước hết, ta phải đào một cái hầm, kích thước lớn nhỏ và hình thù vuông tròn ra sao là tùy theo số lượng rác để ủ nhiều hay ít bao nhiêu và tùy theo mảnh đất lớn nhỏ ra sao nữa. Thường thì hầm nên có chiều sâu khoảng năm sáu tấc. Đất đào lên dùng để be bờ chung quanh khiến cái hầm sâu thêm. Bờ này nên đắp dày và nện cho chắc chắn để ngăn chặn nước phân ngấm thoát ra ngoài uổng phí.
Khi chung quanh bờ vách đã làm xong thì ta có thể tiến hành việc ủ rác. Trước đó vài ngày, các loại rơm rạ, cỏ mục... cũng được tưới nước cho thật ướt sũng để chúng mềm đi cho dễ ám sát xuống khi đưa vào hầm. Phương pháp ủ rác xuống hầm cũng giống như cách ủ chất đống trên mặt đất mà chúng tôi vừa trình bày ở trên. Nghĩa là cứ một lớp rác đến một lớp phân chuồng, hay phân chuồng trận chung với các chất bổi phụ như tro bếp, bánh dầu, xác dừa, thậm chí bùn vét dưới mương rãnh trong vườn. Cứ chất chồng nhiều lớp rác và phân liên tục lên đến độ cao trên dưới thước rưỡi là vừa. Xin được lưu ý là lớp phủ mặt trên cùng vẫn là đất thịt tơi nhuyễn dày chừng năm bảy phân.
Hầm rác mới ủ này trong ngày đầu đã kịp lên men và bốc hơi nóng lên cực độ, sau đó chúng hả hơi dần... Qua một ngày đầu, ta dùng nước tiểu trâu bò hoặc nước phân tưới khắp mặt hầm rác một lượt cho thấm ướt từ trên xuống dưới, rồi tiện thể tém em lại mọi chỗ gồ ghề cho ngay ngắn. Việc làm sau cùng là dùng hỗn hợp bùn đất và đất sét dẻo phủ kín lên nắp hầm rác, sao cho không để hở một lỗ hổng nào...
Việc phủ kín nắp hầm rác nhằm vào hai lý do: trước hết là giúp phân được ủ kín để mau hoài mục, sau đó là để tránh sự hôi hám, mất vệ sinh, nhất là với nơi ủ rác gần nhà ở.
Thông thường, sau đó cứ khoảng mười lăm ngày ta nên ghé thăm qua nắp hầm một lần, nếu thấy có chỗ nứt nẻ thì nên tưới nước sơ qua vào hầm qua chỗ nứt đó trước khi trát đất kỹ lại. Tốt hơn hết là bên trên nắp hầm nên làm mái che, nhất là trong mùa mưa bão để đề phòng nước mưa xói mòn nóc hầm thành những lỗ thủng.
Do được ủ kín nên rác bên trong mau hoai mục nhờ lúc nào nhiệt độ trong hầm cũng cao và được vô số vi sinh vật làm cho các lên men.
Chỉ cần ủ kín như vậy trong ba tháng thì bên trong rác đã hoại. Ta khui nắp hầm ra, hôm sau đảo phân lên cho đều rồi để như vậy suốt một tuần cho phân “hả hơi” mới đem bón cho tiêu hay các hoa màu khác. Điều cần biết là khi mới khui nắp hầm thì phân rác có màu nâu vàng, nhưng cho ra ngoài sương nắng một tuần thì lại trở thành màu đen và tơi mịn ra vì các chất bổi đã hoàn toàn mục nát.