0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT ( Giới Thiệu)

Hướng dẫn kỹ thuật NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT

LỜI GIỚI THIỆU

Nuôi thuỷ sản nước ngọt những năm gần đây trở thành một hướng phát triển quan trọng trong nông nghiệp. Diện tích nuôi cá nước ngọt tăng nhanh do chủ trương của Nhà nước chuyển đổi những diện tích ruộng trũng cây lúa năng suất thấp sang nuôi cá cho năng suất cao và ốn định. Mặt khác, sản phẩm nuôi thuỷ sản là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, ít có khả năng bị nhiễm độc nên được nhiều người ưa chuộng. Điều này cũng góp phần đáng kể thúc đẩy phát triển nuôi cá nước ngọt. Nuôi trồng thuỷ sản không đòi hỏi quá nhiều vốn, quy trình công nghệ không cao, kỹ thuật nuôi cá hầu như người dân nào cũng biết, thời gian thu hồi vốn nhanh, có thể thu hoạch sản phẩm quanh năm. Với các đặc điểm quý giá này, ngày nay nuôi trồng thuỷ sản đã giúp nhiều nông hộ từ "xoá đói" đến "làm giàu". Tuy nhiên cũng không ít người đã bị rủi ro từ nuôi trồng thuỷ sản Những rủi ro không đáng có ấy và hiệu quả canh tác nuôi trồng thuỷ sản chưa cao là do người nuôi cá thiếu những hiểu biết cơ bản về đời sống của đối tượng nuôi với các đặc thù của đời sống dưới nước. Để canh tác có hiệu quả, nhất là trong thời đại mới này, người canh tác không thể không có kiến thức nhất định. Để hỗ trợ cho bà con nông dân và những cán bộ khuyến ngư cấp cơ sở....

Từ xưa, cá là động vật thuỷ sinh được con người quan tâm nhiều nhất. Trước hết, bao trùm lên tất cả, cá là nguồn cung cấp đạm động vật rẻ tiền, dễ kiếm. Người châu Á, đặc biệt vùng Đông Nam Á, nơi có nhiều các thuỷ vực tự nhiên đã xem cá là nguồn protein động vật quan trọng. Ở đây người ta có câu ngạn ngữ “cơm với cá như mạ với con”. Để ám chỉ những sự kiện vụn vặt người ta nói “con cá lá rau”, hay khinh khi họ bảo “tép riu”... Con tôm, con cá đã là một phân trong đời sống vật chất, quan trọng và thân thiết của dân chúng vùng này. Mức tiêu thụ cá ở nước ta hiện nay là 13 - 15kg/người/năm. Đến năm 2010 sẽ tăng lên 18 –19kg/người/năm. Cả hiện đóng góp 40% cho nhu cầu prôtêin của người Việt Nam. Đến năm 2010 sẽ tăng lên 5 Cá là động vật biến nhiệt, cả đời sống của chúng môi trường nước, chịu sự ảnh hưởng to lớn của môi trường này. Hoạt động hô hấp của cá thông qua bộ phận đặc biệt là mang cá. Ở đây các mao mạch được phân bố dày đặc trên các sợi tơ mang, gắn vào xương cung mang. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể cá và môi trường nước diễn ra ở đây theo nguyên lý: Năng lượng đi từ chỗ cao đến chỗ thấp một cách tự động. Theo đó, ôxy cao hơn của môi trường sẽ qua mang vào cơ thể bằng phản ứng với các tế bào hồng cầu. Tương tự như vậy, cácbonic từ cơ thể tan vào nước. Bởi vậy lượng ôxy cao của môi trường nước, cacbonic thấp, pH ở dây sẽ quyết định cho cá thở dễ hay khó. Cá bắt mồi ở dưới nước. Thức ăn tự nhiên của cá bao gồm các loại tảo thuỷ sinh, chúng có vai trò như cỏ xanh ở trên mặt đất vàn; các loại động vật thuỷ sinh nhỏ bé trôi nổi (phù du động vật); các loại thực vật thuỷ sinh bậc cao (cỏ, rong); các loại côn trùng thuỷ sinh; tôm tép và cá con cũng là thức ăn của cá. Tất cả chúng được gọi là chuỗi thức ăn bắt đầu từ các muối dinh dưỡng hoà tan, các vật chất hữu cơ và kết thúc là cá. Bởi vậy nhiều loài cá có thể tham gia vào quá trình làm sạch nước.

Như thế, khi thả cá, không cần cho ăn chúng vẫn còn. Hiện tượng này người ta gọi là năng suất tự nhiên của vùng nước. Theo đó, ở vùng nước bình thường, hàng năm, có thể sản xuất được 300kg đến 500kg cá mỗi ha.

4. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT Ở NƯỚC TA “Nước Việt Nam ta ở đâu cũng có nước ngọt”. Đó là nguồn tài nguyên quý nhưng chúng ta chưa biết khai thác, Theo thống kê tổng diện tích có khả năng nuôi cá ở ta là 911.800ha; trong đó ao hồ nhỏ chiêm 144.500 ha, mặt nước lớn 224.400 ha, ruộng trũng 446.200 ha, các loại hình khác 76.700 ha. Đối tượng nuôi kinh tế có 20 loài. Trước đây cá

nước ngọt đóng góp 25 – 30% tổng sản phẩm thuỷ sản (khoảng trên 800.000 tấn/ năm). Đến năm 2002 tổng sản phẩm thuỷ sản đạt tới 950.000 tấn (trong đó nghề nuôi đóng góp 40%). Mục tiêu đến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sẽ đạt trên 2 tỷ đô la Mỹ (năm 2002 đạt trên 1,5 tỷ đôla Mỹ với tổng sản lượng là 950.000 tấn). Trong nền kinh tế quốc dân hiện nay xuất khẩu thuỷ sản đứng hàng thứ 3, sau dầu khí và dệt may. Tuy nhiên, về ý nghĩa thì dầu thô là tài nguyên “bán là hết” còn dệt may chỉ mới là “người gia công, chỉ có sản phẩm nuôi thuỷ sản là tài nguyên được tái tạo. Theo tổng kết của Bộ Tài chính nếu đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản 1 đô la thì thu được 3 đô la. Năng suất nuôi cá nước ngọt bình quân hiện nay mới được khoảng 2tấn/ha/năm. Cao nhất, để nuôi cá rô phi xuất khẩu đã đạt gần 30tấn/ha. Công nghệ nuôi hầu hết là quảng canh cải tiến. Đối với những đối tượng có giá trị kinh tế cao, một vài nơi đã nuôi bán thâm canh. Nuôi thâm canh chỉ mới là mô hình trình diễn chưa được ứng dụng vào sản xuất, người nông dân chưa áp dụng được.

II MỘT SỐ TỒN TẠI CỦA NGHỀ NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT

2.1. Về giống Các loài cá truyền thống (mè trôi, trắm, chép) chúng ta đã chủ động sản xuất được giống. Công nghệ này bắt đầu từ thập kỷ 60 và phát triển mạnh vào thập kỷ 70 – 80 của thế kỷ trước. Ban đầu, các trại cá giống chỉ tập trung ở khu vực Nhà nước. Từ thập kỷ 90, rất nhiều trại cá tư nhân xuất hiện. Sự phát triển vô kế hoạch đó đã dẫn tới sự bùng nổ về số lượng. Mặt tích cực của nó là đủ cá giống cung cấp cho nhu cầu của dân chúng với giá rẻ. Tuy nhiên mặt bên kia chất lượng là cả vấn đề lớn. Có thể nói không (hoặc chưa) có ai quản lý chất lượng cá bố mẹ và chất lượng cá giống. Hiện tượng cận huyết của cá bố mẹ (chỉ vì lấy từ chính cơ sở) là nguyên nhân đưa đến hậu quả chất lượng cá bột, cá hương, cá giống kém. Hiện tượng này sẽ dần khắc phục khi “Luật thuỷ sản” được thực thi.

Về công nghệ Nông dân từ xưa có thói quen “thả cá” nên khi đặt vấn để “nuôi cá” nhiều người lấy làm lạ. Cho nên công nghệ chỉ dừng lại ở nuôi quảng canh; “tiến bộ” lắm là quảng canh cải tiến do có bổ sung thức ăn, phân bón. Công nghệ nuôi tiên tiến bằng thức ăn chế biến và quản lý môi trường để có thể nuôi thâm canh cá tỏ ra xa lạ đối với hầu hết nông dân. Công nghệ này hiện chỉ xây dựng mô hình theo dự án. Giá thành 1kg cá từ mô hình này đạt tới khoảng 10.000đ/kg. Khi sản phẩm có nhiều, nông dân lại bị “rớt giá”. Cho nên tính khả thi để triển khai mở rộng đang còn nhiều tồn tại.

2.3. Về đối tượng nuôi Bao giờ và ở đâu cũng vậy, các đối tượng truyền thông thì dễ canh tác nhưng hiệu quả không cao và ngược lại. Hiện nay các đối tượng “thuỷ đặc sản” nước ngọt không nhiều. Hơn nữa hầu như giống của các đối tượng này chưa có. Mấy năm gần đây, Bộ Thuỷ sản có di giống một số “thuỷ đặc sản” như cá rô phi loài niloticus, chim trắng... nhưng chưa phát triển được vì thị trường cũng chưa rộng lớn.

2.4. Về thị trường Thị trường nội địa: Bất kỳ chợ nào, từ chợ lớn như Đồng Xuân, Bến Thành... đến chợ nhỏ thậm chí chợ cóc, chợ tạm đều không thiếu hàng rau hàng cá. Tuy nhiên chỉ là manh mún tự phát. Giữa người bán, người trung gian, người sản xuất không có tổ chức nào nên sự lên xuống thất thường là hiển nhiên. Điều đó không thể kích thích sản xuất và lại càng không thể bàn đến “tính bền vững”. - Thị trường ngoại quốc: Cho đến nay, sản phẩm cá nước ngọt mới chỉ có cá Basa, cá Tra là xuất khẩu được. Gần đây Bộ thuỷ sản có xây dựng chương trình xuất khẩu thuỷ sản nước ngọt mà đối tượng là cá rô phi giống mới. Tuy nhiên, tất cả những đối tượng đó, thế mạnh nằm ở các tỉnh phía nam với ưu thế không có mùa đông. Đấy là chưa kể đến việc xuất khẩu thuỷ sản còn phải cạnh tranh với Trung Quốc - một siêu cường trong lĩnh vực này: Để sản xuất ra 1kg cá rô phi (giống mới - niloticus) ở Mỹ phải chi phí 2 đô la, ở Đài Loan 0,75 đô la, còn ở Trung Quốc chỉ có 0,65 đô la (khoảng 10.000 đồng Việt Nam).

III. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT

Hiện nay, lượng cá tiêu thụ bình quân trên đầu người ở ta từ 13 – 15kg/người/năm. Đến năm 2010, nhu cầu sẽ tăng lên đến 18 – 19kg. Hiện nay có đóng góp 40% nhu cầu protein cho người Việt Nam. Đầu năm 2010, tỷ lệ này sẽ tăng lên 50%. Như vậy, thị trường nội địa trong 10 năm tới vẫn còn rộng lớn cho những đối tượng truyền thống. Thói quen ăn thịt của cư dân vùng châu Mỹ, Âu có từ xưa. Sau đó họ phát hiện ra nhiều bệnh, đặc biệt là tim mạch là hậu quả của thói quen này. Từ đó họ chuyển từ thịt đỏ sang thịt trắng và cuối cùng họ làm quen dần với cá. Đó cũng là xu thế thế giới hướng tới. Bởi vậy, việc nhập cá vào các nước châu Mỹ, Âu chỉ có xu hướng gia tăng vào các năm sau. Để có thể phục vụ cho mục tiêu này, Bộ Thuỷ sản đã có chủ trương di giống, thuần hoá và phổ biến một số đối tượng nuôi “thuỷ đặc sản” vùng nước ngọt như cá hồi vân, cá tằm Trung Hoa, cá Masher (từ Nam Á). Tuy nhiên, có một điều ai cũng biết rõ: Càng là “đặc sản” càng khó canh tác, đòi hỏi người nuôi phải có hiểu biết nhất định và công nghệ cao hơn. Để nắm được công nghệ cao, phải rành công nghệ thấp và trung bình, như vậy sự phát triển mới có thể bền vững. Đó cũng là mục tiêu mà tài liệu này nhằm tới. Khi nền kinh tế chưa phát triển cao, khi cầu lớn hơn cung, con người ta chỉ cần “ăn no, mặc ấm”, sản xuất sẽ mang tính tự cấp tự túc. Khi kinh tế phát triển, xã hội phát triển, con người ta mong được “ăn ngon mặc đẹp”. Khi ấy các đối tượng “thuỷ đặc sản” sẽ là một trong những thực đơn thoả mãn nhu cầu “ăn ngon” và người nông dân ắt sẽ bỏ tư tưởng “bán cái ta có” mà chuyển sang làm hàng hoá để “bán cái người cần”. Công nghệ cao là hướng chắc chắn sẽ đến. Để làm chủ công nghệ cao không thể dựa trên những hiểu biết (tri thức, thấp. Ấy là lẽ thường tình