Những điều cần lưu ý khi trồng cam sành
Những điều cần lưu ý khi trồng cam sành
Có thể mua hoặc tự sản xuất nhưng phải đảm bảo cây giống tốt, đủ tiêu chuẩn. Đề nghị Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh thử nghiệm thêm một vài loại gốc ghép mới, sản xuất một phần gốc ghép cam mật vì đây là loại gốc ghép truyền thống, đạt phẩm chất tốt.
Cần có hệ thống thuỷ lợi chống lũ tương đối hoàn chỉnh.
- Đất trồng cam không quá chặt hoặc quá tơi xốp. Cây cam cũng có thể sinh trưởng và phát triển trên đất cát.
- Những vườn cây già hay cây bị bệnh hư nên đốn bỏ, cải tạo lại mương liếp khoảng 6 tháng đến 1 năm
mới bắt đầu trồng mới. Hiện nay, nhiều vườn cây hư chưa đốn đã trồng cây con dưới gốc. Điều này khiến cây con mới trồng bị lây bệnh, bị cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng nên không thể phát triển.
Mô trồng cam đạt tiêu chuẩn, tùy đất cao thấp nhưng chiều cao mô đạt khoảng 30 - 50cm, rộng 70 -100cm, khoảng cách trung bình 2m/cây.
Chuẩn bị hệ thống cây: chắn gió nhằm hạn chế cây bị hư rễ trong mùa mưa bão.
Chú ý đến nguồn phân hữu cơ cho cây cam. Hiện nay, nguồn nhân này tương đối dồi dào nhưng không được sử dụng hiệu quả (rơm rạ ngoài đồng, cỏ, phân lợn, bò, dê, gà ủ hoặc bón cho cây).
Giữ cỏ để giữ ẩm mùa nắng, hạn chế rửa trôi mùa mưa. Tưới đủ nước mùa nắng, chống úng ngập mùa mưa.
Chú ý đến phòng ngừa sâu bệnh đúng cách, kịp thời. Với những vườn rộng nên mua máy phun thuốc để có thể phòng trừ hiệu quả.
Cắt tỉa cho vườn cây thông thoáng.
Trên đây là một số yêu cầu cơ bản cần áp dụng khi trồng cam sành.
Tóm lại, nếu muốn trồng cam đạt hiệu quả, bà con cần phải tính toán và cân nhắc kỹ về kinh tế gia đình, lực lượng lao động chăm sóc vườn và kỹ thuật trồng cam của mình.