Nhu cầu dinh dưỡng cây dứa
Bón phân
Bón phân lót cho dứa khi trồng vụ đầu hoặc sau mỗi vụ thu hoạch là rất cần thiết, có tính chất quyết định đến sự sinh trưởng và năng suất cây. Phân dùng bón lót chủ yếu là phân hữu cơ (phân chuồng, phân vi sinh, phân rác, phân xanh, phân lân và vôi). Lượng phân hữu cơ bón là từ 10 - 15 tấn/ha. Lượng lân nguyên chất không nên bón vôi nhiều quá vì cây dứa cần đất hơi chua, không ưa lượng canxi cao (P06) là 30 - 50kg (tương đương 200 - 350kg supe lân). Lượng với khoảng 100 - 200kg/ha tùy độ chua đất. Sau vài ba năm vườn dứa phải phá đi trồng lại, có thể băm nát thân lá trộn với đất cũng rất tốt.
Chủ yếu bằng hỗn hợp đạm và kali với liều lượng cho 1 cây là 5 - 8g N + 10 - 15g K2O (tương đương khoảng 10- 20g urê + 20 - 30g kali clorua). Chia bón 3 lần.
Ngoài ra có thể bón phân một lần sau khi hoa nở xong để nuôi quả. Lần này chỉ nên dùng phân kali và bổ sung thêm một số vi lượng, nhất là Bo (dạng acid Boric hoặc Borat). Nếu đã dùng phân lân dạng Thermophotphat (lân nung chảy Văn Điển) thì không cần bón thêm magiê, nhưng nếu dùng supe lân (lân Lâm Thao) thì nên bón thêm magiê với liều lượng khoảng 3g/cây ở dạng đôlômit.
Với giống Queen, để có năng suất và chất lượng cao nên bón NPK với tỉ lệ 2:1:3, tương đương 10:5:15g/cây. Trong thực tế sản xuất, nếu không có khả năng đầu tư nhiều có thể bón NPK với liều lượng 8:418g/cây cũng có kết quả tốt. Đối với giống Cayenne lượng bón cần nhiều hơn, nên ở mức 10g N + 5g 2,0 +10g KO cho 1 cây. Mức N tối thiểu không dưới 8g/cây (tương đương 17g urê).
Cách bón là xới nông 2 bên hàng kép cách gốc 15 - 20cm, rải phân rồi lấp đất lại. Có thể dùng thìa có cán dài xúc phân đổ vào nách lá già sát gốc. Rải phân xong nên tưới nước ngay. Ngoài ra hằng năm nên phun phân bón lá một số lần để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây, nhất là các chất vi lượng.
Ba Cây dứa có thời vụ chín rất tập trung trong một thời gian ngắn nên thường gặp một số khó khăn về nhân lực và phương diện vận chuyển, thời gian cung cấp sản phẩm cho thị trường và nhà máy chế biến cũng ngắn. Vì vậy ở những cơ sở sản xuất diện tích lớn, vấn đề rải vụ là một yêu cầu thực tế rất được quan tâm. Để rải vụ có thể áp dụng nhiều biện pháp:
- Trồng nhiều giống dứa khác nhau theo từng lô riêng để kéo dài thời gian thu hoạch. Ở miền Bắc, nhóm dứa Queen chín vào tháng 5 - 6, nhóm Spanish chín vào tháng 6.7 còn nhóm Cayenne chín vào tháng 7 - 8. Nếu trồng cả 3 nhóm giống thời gian thu hoạch có thể kéo dài từ tháng 5 - 8.
- Trồng nhiều loại chồi có kích thước, trọng lượng khác nhau vào các thời vụ và từng lô khác nhau cũng cho thời gian ra hoa và thu hoạch khác nhau.
Xử lý cho cây ra hoa theo thời gian dự kiến là biện pháp rải vụ thu hoạch rất có hiệu quả.