0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Kỹ thuật trồng chuối cho năng suất cao

Kinh nghiệm trồng chuối cho năng suất cao

Kỹ thuật trồng chuối cho năng suất cao

Muốn trồng chuối đạt năng suất cao cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật cơ bản sau:

Đất trồng chuối tốt nhất là đất tơi xốp, nhiều mùn, nhất là đất phù sa, bùn ao phơi ải, nơi không bị ngập úng và dễ tưới tiêu nước.

Vườn trồng chuối phải quang đãng để có đủ ánh sáng quang hợp. Độ pH thích hợp trồng chuối là từ 5 - 7.
 

Qua theo dõi thấy rằng, cứ 13,5m” lá cần 25 lít nước/ngày (lượng nước tối thiểu là 15 - 18 lít) để vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi cấy. Vì vậy, nếu thiếu nước lá của các cây chuối sẽ bị héo rũ, nếu kéo dài cây sẽ bị chết. Ngược lại, vườn chuối tiêu bị ngập úng chỉ sau vài giờ cũng bị héo rũ, ngập úng kéo dài chuối cũng bị chết. Những nơi có mực nước ngầm thấp, đất lúc nào cũng ướt thì trồng chuối cũng cho năng suất rất thấp.

Cây giống: Có thể tạo bằng nuôi cấy mô. Cây giống phải là sạch bệnh, độ đồng đều cao, nhân nhanh với số lượng lớn. Có thể tạo cây giống bằng củ của cây chuối đã có buồng, đào củ không để sấy xước, lựa tránh phần có mắt (sẽ mọc cây giống) bổ làm hai, nếu củ to bổ làm 4.

Xoa các vết cắt vào tro rồi đem ươm ở vườn ươm, đào hố cách nhau 30 - 35cm, hàng cách hàng 40cm, đặt phần có mắt mâm xuống dưới, phủ đất kín. Sau vài tháng cây con sẽ mọc cao 60 - 70cm (có từ 3 - 4 lá) thì đánh đem trồng.

Kỹ thuật trồng: Cây con nếu từ đánh tỉa thì sau khi tách khỏi cây mẹ (không bị say xước) dùng dao cắt gọt bớt đất và rễ sát củ, ấp phần cắt từ cây mẹ vào tro sạch rồi xếp vào nơi râm mát, vài ba ngày sau mới đem trồng. Những cây giống có lá tốt và to có thể phát bớt, chỉ để 1/3 tàu lá để giảm bớt sự mất nước của cây giống, khi trồng sẽ mau hồi phục hơn.

Đào lỗ trồng: Khoảng cách lỗ và kích thước của mỗi lỗ phụ thuộc vào từng loại đất tốt, xấu và giống chuối.

Mật độ trồng:

• Với giống chuối lùn là 2,3 x 2m (khoảng 2.000 cây/ha).

• Với giống chuối trung bình là 2,7 x 2m (khoảng 1.850 cây/ha).

• Với giống chuối cây cao là 2,7 x 2,7cm (khoảng 1.600 cây/ha).

Kích thước của hố trồng:

Đất tốt, tầng mùn dày, đào hố có kích thước vuông 40 - 45cm, sâu từ 30 - 35cm, nơi đất xấu đào lỗ có kích thước lớn hơn. Đào lỗ sau 7 - 10 ngày cho hả (tháo hết các khí độc hại). Nếu lớp đất màu nông thì phải để lớp đất này riêng rồi đem 1/2 lượng đất trộn với 1 lượng phân rác và tro (có tỷ lệ 4/1) cho vào gần đây hố.
 

Chuối có thể trồng theo hàng hay theo kiểu nanh sấu. Hàng chính trồng theo hướng Đông Tây để các cây ở vườn chuối tận dụng được nhiều ánh sáng hơn. Đào trên hốc đã chuẩn bị 1 lỗ to hơn cả của cây giống và sâu hơn 3 - 4cm. Giữ cho cây thật thẳng, phủ kín phần đất mặt còn lại vào xung quanh và lấy chân dậm đều xung quanh cho chặt, miệng hố thấp hơn mặt đất 2 - 3cm, lấy rơm, rác, cỏ khô ủ kín giữ ẩm. Cần lưu ý là đặt mặt cắt của củ cây giống từ cây mẹ về một phía để khi trổ buồng, buồng cũng hướng về một phía, tạo thuận lợi cho thu hoạch. Nếu trồng trên sườn đồi thì đặt mặt cắt của củ cây giống hướng xuống phía cân đồi để khi cây trổ buồng chuối sẽ ở phía trên. Làm thế để khi chuối có buồng, các buồng sẽ kéo cây vào phía trong làm cây đỡ bị đổ.

 

Trồng chuối nuôi cấy mô

Chuẩn bị đất:

+ Chọn đất: Đất dễ thoát nước, đất thịt nhẹ, không quá chua hoặc mặn, độ dày tầng canh tác trên 50cm.

+ Kỹ thuật làm đất và đào hố: Đất phải cày bừa kỹ, sạch cỏ, kích thước hố 40 x 40 x 40cm.

+ Mật độ: 2.000 - 2.400 cây/ha.

 

• Cách 1: Hàng cách hàng 2,2m, cây cách hàng 2,5m. Tương đương với mật độ 60 - 70 cây/sào Bắc bộ.

• Cách 2: Trồng theo khóm 2 cây, khoảng cách hàng cách hàng 3,5m, khóm cách khóm 3m, khoảngvcách giữa 2 cây trong khóa 50 - 60cm. Tương đương với mật độ 78 - 80 cây/sào Bắc bộ.

• Cách 3: Trồng 3 khóm cây. Khoảng cách hàng cách hàng 3,5m, khóm cách khóm 3,5m, cây cách cây trong khóm 70cm. Tương đương với mật độ 80 - 90 cây/sào Bắc bộ.

Khi trồng theo cách 3 chỉ nên duy trì thu hoạch 2 năm thì hủy toàn bộ vườn chuối và trồng lại.

Bón phân: Lượng bón: đạm 290g/hố; kali 370g/hố; lân 600g/hố; phân chuồng 5 - 7kg/hố.

• Bón lót: Mỗi hồ lót 5 - 6kg phân chuồng trộn đều với 400g phân lân + 10 - 15g Furadan. Sau đó lấp đất trồng cây lên trên.

• Bón thúc: Ngoài phân bón lót cần bổ sung phân cho cây vào các đợt như sau:

+ Đợt 1: 10 - 20 ngày sau trồng 10g urê/hốc.

+ Đợt 2: 30 ngày sau trồng 10g urê + 10g kali/hốc.

+ Đợt 3: 60 ngày sau trồng 40g urê + 50g kali/hốc.

+ Đợt 4: 120 ngày sau trồng 100g urê + 100g kali/hốc.

+ Đợt 5: 180 ngày sau trồng 100g urê + 100g kali/hốc.

+ Đợt 6: Trước khi trổ buồng (khi cây ra lá non) 30g urê + 100g kali/hốc.

Cách bón: Ở giai đoạn cây non có thể hòa nước tưới, ở giai đoạn cây trưởng thành bón theo hố cách gốc 0,5 - 0,6m (hố sâu 5 - 6cm rồi lấp đất lại).
 

Sau khi lót phân phủ đất, tiến hành xé túi bầu, đặt cây ngay ngắn giữa hố, giữ cho cây đứng thẳng. phủ đất cho kín gốc. Phần xung quanh vùng rễ cây nên lấp bằng đất nhỏ. Tưới nước từ từ kết hợp với lắc nhẹ cây chuối cho đất trôi theo nước lèn chặt gốc cây và tiếp xúc với rễ. Sau đó phủ rơm rạ xung quanh hốc, tưới nước giữ ẩm (tránh làm vỡ bầu cây) chú ý khi trồng tránh để cây tiếp xúc với phần lót.

Tưới nước:

Chuối là cây chịu nóng kém nhưng lại cần rất nhiều nước, vì vậy cần phải thường xuyên tưới nước cho cây giữ ẩm để cây có thể phát triển bình thường. Thiếu nước lá sẽ ra chậm và trổ buồng chậm, buồng nhỏ năng suất kém.

- Kỹ thuật tỉa mầm để chồi non:

+ Trên mỗi cây mẹ chỉ nên để 2 chồi con, có thời gian cách nhau bốn tháng, nên chọn chồi ở xa gốc cây mẹ và tránh vị trí dưới buồng chuối. Chọn tuổi chuối so le sao cho 1 năm được thu hoạch từ 2 buồng.

+ Bẻ bắp bao, bao chuối: Sau khi trổ buồng xong hàng hoa cái thì tiến hành bẻ bắp. Nên bẻ bắp vào buổi trưa để hạn chế sự mất nhựa, sau đó có thể dùng bao giấy xi măng để bao buồng chuối hạn chế nám trái hoặc côn trùng phá hại.