KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG CAM SÀNH
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG CAM SÀNH Ở MỘT SỐ VÙNG CHUYÊN CANH
Phương pháp thâm canh cây cam sành trong mùa mưa
Cam sành là loại cây ăn trái đặc sản của bà con vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là loại cây rất thích hợp trồng trong vùng đất phù sa nước ngọt như Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng...
Với nguồn nước ngọt quanh năm và một lượng rất lớn phù sa bồi đắp của các con sông lớn cộng với hệ thống đê bao khá hoàn chỉnh, các địa phương này dần dân đã phát triển được các vùng chuyên canh cam sành và nâng lên thành thương hiệu, điển hình như thương hiệu cam sành Tam Bình được khá nhiều người biết đến. Trên thực tế, đa số bà con thâm canh vườn cây ăn trái đặc sản đều có những bí quyết, kinh nghiệm riêng giúp cho vườn cây của mình phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao. Nhưng bà con vẫn gặp nhiều hạn chế về các giải pháp thâm canh mới mà đặc biệt là về phương pháp phòng trừ sâu bệnh và xử lý phân bón cho cây trong mùa mưa.
Cam sành cho giá trị kinh tế cao nhất là xử lý nghịch vụ. Nghĩa là trong thời gian này, cây đang ra hoa đậu quả để có thể bán vào tháng 3, tháng 4 năm sau. Tuy nhiên với điều kiện mưa gió thất thường, bà con rất vất vả trong việc chăm sóc vườn cây mà đôi khi lại không hiệu quả. Tình hình bệnh hại cũng như việc ra hoa đậu quả cũng khó hơn so với bình thường. Dưới đây xin lưu ý bà con một số vấn đề sau:
Thứ nhất là về chế độ phân: Nhiều bà con đang xử lý vườn cam ra hoa, đậu quả nghịch vụ nhằm bán được giá cao. Sau một thời gian cây cần cảm ứng ra hoa bằng cách viết nước để có thể phân hóa mầm hoa tốt. Lúc này cây không cần nhiều dinh dưỡng đa lượng như N, P, K mà cần nhất là những yếu tố trung vi lượng. Những nguyên tố trên sẽ giúp cho cuống hoa mập và dai hơn, có tác dụng hạn chế hiện tượng khô rụng hoa, tăng tỷ lệ đậu quả của cây. Bà con cần phun các loại phân bón lá có lượng can xi cao như đậu trái C.A.T (giúp tăng tỷ lệ đậu quả).
Ngoài ra, đậu trái C.A.T còn có tác dụng giúp hạt phấn sống lâu hơn, đồng nghĩa với cơ hội đậu quả trên cây cao hơn. Nếu những vườn nào đã đậu quả cần hạn chế rụng quả non, bà con có thể phun HCR cũng có tác dụng hiệu quả trong việc hạn chế rụng, đồng thời giúp quả non lớn nhanh hơn.
Ngoài việc sử dụng phân bón lá hỗ trợ đậu quả hay rụng trái non thì cần thiết phải kết hợp với thuốc trừ bệnh. Trong mùa mưa, điều kiện ẩm độ cao sẽ là tác nhân chính gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của trái cây.
Bệnh thường gặp nhất là loét ghẻ lá, quả non do các loại nấm và vi khuẩn gây ra.
Với bệnh này, bà con cần phải phun ngừa trước bằng các loại thuốc có gốc đồng như Coc 85 hay Copper Zinc... Khi cây có triệu chứng nhiễm bệnh, bà con có thể dùng các loại thuốc đặc trị như Kasumin 2 L, Ridomil gold... Cần phun lặp lại khi chưa thấy vết bệnh khô hẳn.
Bổ sung thêm vi lượng cho cây : Phân Bón Trung Vi Lượng Cambi Nhật 308
Bà con cần chú ý: Do cơ chế hấp thu qua lá tốt hơn qua rễ, do đó chỉ cần phun sương ướt đều là đủ. Việc này vừa giúp tăng hiệu quả sử dụng lại giúp bà con tiết kiệm được một phần chi phí trong thời kỳ bão giá như hiện nay.
Trên thực tế, nhiều vườn cam sành chưa thu hoạch đã bị nhiễm bệnh và không mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn. Do đó, bà con cần phải thường xuyên thăm vườn và có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện sâu bệnh hại.