Kỹ Thuật Hom Tiêu Giống
HOM TIÊU GIỐNG
Trồng tiêu cũng như trồng trầu, người ta trồng bằng hom, gọi là hom tiêu.
Do cây trầu không (tên khoa học là Piper siriboa L.) và cây tiêu (tên khoa học là Piper nigrum L.) đều thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae) nên chúng có hình dáng cũng như sự sinh trưởng gần giống nhau.
Mới nhìn sơ qua thì cây trầu đâu khác gì cây tiêu: trồng cũng trồng bằng hom, leo lên choái (trụ, nọc); thân cũng có nhiều đốt, ở mắt đốt đều mọc rễ lộ thiên bám chặt vào nọc để giữ vững cho thân leo dân lên cao, ngay lá trầu và lá tiêu cũng na ná giống nhau, có điều so với lá trầu thì lá tiêu nhỏ, dài và thuôn hơn.
Do hai giống cây này có họ hàng thân thích với nhau nên dễ gây sự nhầm lẫn đối với những ai chưa rành rẽ về chúng.
Tiêu được trồng bằng hom, nhưng thật ra loại cây này có thể trồng bằng hạt.
Mặc dù cây trồng bằng hạt có đời sống “thọ” hơn, lại tăng trưởng mạnh hơn, chịu hạn khá hơn, nhưng vì có nhược điểm này nhanh chậm hơn, nhất là lâu được thu hoạch hơn (qua mùa thứ tư, thứ năm mới ra hoa kết trái) nên xưa nay ít có nhà vườn nào chịu trồng bằng cách tương hạt. Ngày nay, nhiều người có chung sở thích là ưa ăn... xổi, ngay việc trồng cây ăn trái cũng chọn cây chiết để mau hưởng lợi, chứ ít có ai chịu trồng hạt. Điều này không những có ở nước ta, mà tại các nước như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Campuchia... cũng đều trồng tiêu bằng hom cả!
Hom tiêu cắt từ nhánh tiêu ra, lấy một đoạn dài chừng năm sáu tấc với tiêu chuẩn nhánh phải mập mạnh, suôn sẻ, không gây không giập, lá tươi tốt và nhất là các rễ lộ thiên ở các mắt đốt phải đầy đủ, không bị gãy hay giập nát. Như vậy, hom tiêu cũng giống như hom khoai lang, cũng cắt từ khúc mập mạnh ra để giảm xuống đất...
Những nhánh ốm yếu, các đốt trên thân mọc không đều, rễ lộ thiên mọc ở các mắt đốt cái còn rễ đứt thì không ai chọn làm hom giống cả. Vì rằng một hom tiêu hội đủ những tiêu chuẩn tốt thì sau này sẽ trở thành một cây tiêu mạnh mẽ cho năng suất cao. Hơn nữa, trồng một lần mà có thể hưởng lợi đến vài ba năm liên tiếp nên khi chọn hom trồng, bao giờ cũng phải có sự chọn lựa kỹ mới được. Vì vậy, cắt hom ra trồng là công việc của người từng trải trong nghề, với người chưa có kinh nghiệm thì đừng nên giao cho họ công việc đòi hỏi kỹ thuật cao này.
Với người trồng tiêu có kinh nghiệm lâu năm, khi lựa hom tiêu để làm giống họ tìm những gốc tiêu đã phát triển đầy đủ và đang sung sức để chọn lựa ra vài ba dây mập mạnh vừa ý, chữa khỏi mặt đất một đoạn chừng vài tấc rồi cắt lìa. Sau đó, họ cẩn thận gõ nhẹ tay từng chiếc rễ lộ thiên bám chặt vào nọc sao cho không để đứt một chiếc rễ nào mới tốt. Đi từ gốc này qua gốc khác, hễ bắt gặp những nhánh mập mạnh vươn ra là nhà vườn chọn nó làm hom giống. Việc chọn hom, dù gấp gáp cũng phải cân nhắc cẩn thận, chứ không thể chọn bừa.
Những nhánh được cắt rời khỏi cây mẹ sẽ gom lại cẩn thận để tránh bị giập nát, hư hỏng, héo úa... sau đó nhà vườn về tỉa tót lại cẩn thận thành hom giống mới đem ương hoặc trồng.
Tiêu chuẩn một cây hom tiêu chỉ cần độ dài cỡ hại gang tay, ngắn quá hay dài quá cũng không tốt vì cây yếu sức. Bỏ khúc ngọn non nớt để lấy khúc mập mạp nhất mà trồng. Khúc ngọn dù có giữ lại cũng không giúp cây mọc mạnh sau này, nó thua những chồi non sắp đâm ra từ những mắt già. Hơn nữa, khi khúc ngọn có được cắt rời thì chồi non mới “tức” mà mau nhú. Mỗi hom tiêu chỉ giữ lại chừng hai nhánh nhỏ nằm ở phía đầu dây là đủ. Điều này có nghĩa là những nhánh nhỏ khác
nếu còn, ta nên cắt bỏ. Ngay lá tiêu trên hom cũng nên ngắt bỏ bớt, chỉ chừa lại ba bốn lá mà thôi.
Thường thì chủ vườn lo việc cắt hom giống từ lúc tờ mờ sáng để hom được tươi tắn không bị mất sức vì nóng bức và họ đem ương hay trồng hom giống đó vào buổi chiều cùng ngày, khi mặt trời. Vì vậy, những hom giống được chọn lựa xong cần phải bảo quản trong mát cho tươi tắn, vì để héo úa là mất sức.
Cách giữ tốt nhất là bó chúng lại thành từng bó nhỏ, mỗi bó chừng năm bảy chục sợi, sau đó cuộn tròn chúng lại trong một tấm đệm, tưới nước rồi đem để ở góc nhà cho râm mát trước khi đem trồng hay đem ương.
Có một cách bảo quản hom giống khác mà nhiều người cũng áp dụng, là tìm một đám đất tơi xốp trên có sẵn mái che, hoặc dưới một tàn cây rậm mát, rồi vùi tạm từng hom tiêu một xuống đất, sau đó tưới nước lên để giữ hom khỏi héo. Cách này có thể giúp hom tươi được qua đêm, nghĩa là trồng ngày sau cũng được.
Hom tiêu có hai cách trồng: một là trồng thẳng ra vườn (trồng vĩnh viễn), hai là ương hom tại vườn ương một thời gian...
Trồng thẳng ra vườn thì nhanh và tiện, Vì trước đó chủ vườn đã đào sẵn hố trồng với phân bón lót đầy đủ rồi. Như vậy, chỉ cần mọi đất lên rồi đặt hom tiêu giống xuống, lấp đất lại là xong. Thể nhưng, trồng theo cách này hom tiêu giống thường bị chết nhiều, cây sống khỏe mạnh ít, số còn lại thì lèo uột. Như vậy thì phải trồng bổ sung những chỗ không đạt đó, vừa tốn công của vừa mất thời gian, mà vườn tiêu lại không thể phát triển một cách đồng đều được.
Do lẽ đó, nhiều người mới tính chuyên ương hom lên liếp ương trước. Số hom đem ương bao giờ cũng nên nhiều hơn số dự định đem trồng sau này, vì còn trừ hao những hom bị chết yểu hay yếu ớt không đủ chuẩn. Ương hom thì tốn nhiều thời gian, ít ra cũng bốn năm tháng vì phải chờ hom tiêu mọc ra được nhiều rễ, các cành vươn lên tươi tốt, hứa hẹn một cây con khỏe mạnh trong tương lai thì lúc đó mới được bứng ra trồng vĩnh viễn cạnh nọc tiêu.
Trồng theo phương pháp ương giống tuy có chậm, nhưng mười cây có thể sống cả mười, cả vườn tiêu lại phát triển đồng đều vì “tuổi tác” của chúng tương đương nhau nên sẽ rất tiện lợi cho việc thu hoạch trái sau này.