Kỹ thuật giữ độ ẩm cho đất trồng dâu tây
SỬ DỤNG LÁN CHE
Sử dụng tán che có tác dụng tích cực trong việc phòng tránh khô hạn cho đất, giữ ấm, hạn chế có đại. Vì vậy, có thể giảm được công chăm sóc, là phương pháp quan trọng không thể thiếu trong việc trồng dâu tây.
Thời gian che phủ phù hợp thường vào thời điểm dâu tây bắt đầu ra nụ và trổ hoa , không nên che quá sớm hoặc quá muộn. Nếu che quá sớm sẽ khiến độ ẩm quá cao, bất lợi cho sự phát triển của rễ, thậm chí có thể dẫn đến hiện tượng “thiêu cháy mầm”, gây khó khăn trong việc chăm sóc và bón phân. Nếu che quá muộn, sẽ không đảm bảo được độ ẩm, ảnh hưởng đến rễ và sự phát triển cuả cây, làm mất độ ẩm, cỏ dại phát triển, khả năng phòng bệnh của quả và tạo quả kém. Tại vùng Nam Ninh, Quảng Tây (Trung Quốc), thời gian che thích hợp nhất là vào cuối tháng 11.
Xới đất trừ cỏ, tưới đủ phân. Sau khi che bạt sẽ bất tiện cho việc làm cỏ, nên bón thúc trước khi che bạt, phải xới đất để diệt hết cỏ dại và tưới phân 1 lần.
Trước khi che, phải căng phẳng bạt, áp sát cây, buộc chặt 2 đầu men theo luống, dùng kẹp gỗ kẹp chặt 4 góc (hình 6.4), sau đó chọc thủng 1 lỗ tại vị trí cây, dùng tay móc toàn bộ lá và thân cây cho chui qua lỗ đó.
Bạt để che thường là loại bạt nilon 2 lớp màu đen, trắng hoặc màu bạc, nhưng tuyệt đối không được dùng loại bạt trong suốt. Nếu dùng loại bạt này, cỏ dại có nguy cơ phát triển.
Bạt 2 lớp màu trắng (bạc), đen ngoài tác dụng làm tối, nó còn có thể nhờ vào sự phản xạ của ánh sáng mặt trời giúp tăng màu sắc cho quả.