Kinh Nghiệm Gieo Hạt Dâu Tây
Khi mầm cây dã dược ươm đủ thời gian, chúng ta có thể đem ra trồng ngoài ruộng hoặc tại vườn ươm. Trước khi trồng, công đoạn chọn vườn, cày đất, xa khuẩn và bón lót phải được tiến hành cẩn thận. Nếu bỏ qua một trong những công đoạn trên thì sẽ ảnh. hưởng đến quá trình sinh trưởng và năng suất.
Dâu tây có hệ thống rễ nông, có đặc điểm sau: Ưa ánh sáng, chịu được bóng râm, ưa nước nhưng sợ ngập úng, ưa phân bón, sợ khô hạn, không ưa vận chuyển đường dài. Vì vậy, vườn ươm phải là mảnh đất thuận tiện đi lại, địa hình cao, bằng phẳng, có hệ thống tưới tiêu, có ánh sáng, giữ nước tốt, thoáng khí.
Dâu tây phù hợp trồng với đất có tính axit yếu hoặc trung tính. Dùng những loại đất trồng cây vụ trước như ngô, ngũ cốc, đậu tương, lúa nước, lúa mạch, cỏ voi là tốt nhất. Cà chua, cà pháo, khoai tây, rau cải và dâu tây có cùng 1 loại sâu bệnh hại, nếu như vụ trước trồng những giống cây này thì đương nhiên mảnh đất này sẽ không phù hợp làm nơi gieo trồng dâu tây. Như vậy để tránh sâu bệnh vụ trước còn lại gây hại, đối với những thửa ruộng định làm nơi trồng dâu tây, nhất định không được trồng những cây như cà chua, rau mà phải trồng ngô, lúa nước...
Sau khi chọn xong vườn ươm, trước khi trồng 1 tháng, phải tiến hành làm sạch cỏ dại, cày xới, phơi ải đất.
Chăng dây, xác định khoảng cách luống
Sau khi cày sâu, cào nhỏ và phẳng, phải rắc rối tạo thành đường rãnh luống với kích thước bắt buộc (chiều rộng luống thường là 60cm, chiều rộng rãnh 30cm) để xác định khoảng cách luống
Rắc phân bón lót thêm 1 lần nữa có thể kịp thời cung cấp cho hệ thống rễ và thân cây có đủ chất dinh dưỡng trong toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát dục. Một mặt, giúp dâu tây nhanh kết quả, đạt năng suất và chất lượng cao. Mặt khác, có thể giảm số lần và công bón phân thức, giúp tiết kiệm chi phí và hiệu quả.
Phân lót thường dùng chủ yếu là phân lợn, phân chim và phân hỗn hợp đã hoại mục
Do dâu tây không chịu được phân, nên khi đánh luống, nếu rắc quá nhiều phân lót trong 1 lần sẽ dễ nguy hại đến dâu tây. Nặng thì khiến mâm vừa đặt xuống đã chết, giảm tỷ lệ sống của cây. Nhẹ thì ức chế sinh trưởng, cây phục hồi chậm, cuối cùng có thể ảnh hưởng đến năng suất.
Vì vậy, không nên áp dụng cách bón phân thông thường cho cả ruộng, rắc phân lót 1 lần trước khi cày và cào ruộng mà nên áp dụng phương pháp bón kép.
Bón kép là phương pháp bón phân vào giữa luống.
Cách làm cụ thể như sau: Sau khi cày sâu, bừa nhỏ và cào mỏng đất, tiến hành rắc vôi xác định luống, rắc 1 lớp phân ủ hoai có chứa phân hữa cơ và phân hỗn hợp độ dày 1 2cm, phân rãnh còn lại không rắc bất kỳ 1 loại phân nào, sau đó vùi đất lên luống. Cứ 667m2 rắc 2 tầng phân lợn ủ hoại hoặc 1.5 tấn phân chim lên men cộng thêm 30 - 40kg phân hỗn hợp.
Thực tế cho thấy, sử dụng phương pháp bón kép cho cả luống có thể tránh cho mầm và phân tiếp xúc trực tiếp với nhau, từ đó tránh được nguy hại do phân bón gây ra, tỷ lệ sống đạt trên 99.5%. Nó giúp nâng cao tỷ lệ sống cho cây, cũng là phương pháp then chốt trong việc trồng loại quả này.