0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Giống dâu tây

Danh mục giống Dâu Tây

CHỌN GIỐNG NHANH CHÍN VÀ CHẤT LƯỢNG CAO

Loại giống nhanh chín và nhanh được bán ra ngoài thị trường có ưu thế lớn về mặt giá cả, giá trị của chúng thường cao hơn gấp 2 lần so với các loại quả khác. Muốn dâu tây được giá cao, trước tiên phải lựa chọn thời điểm thu hoạch sao cho phù hợp. Dựa theo thực tiễn sản xuất trong nhiều năm qua, giống dâu tây chủ yếu phù hợp để gieo trồng ngoài trời tại miền Nam nước ta bao gồm những loại sau: Toyonoka Sochinoka, Tudla, Saganoko, Zhang Ji, Kinu Gan, Stables Otome...

1. Toyonoka

Có nguồn gốc từ Nhật Bản, thuộc giống nhanh chín, lại giữa Tommy và Haruka. Giống này có sức sinh trưởng mạnh Lá to, tròn, có màu xanh và tương đối dày. Bề mặt lá rộng. Mỗi khóm ra hoa 3 lần, mỗi lần từ 6 - 7 bông. Mỗi khóm có từ 18 - 20 bông, hoa lưỡng tính. Quả hình tròn, ngắn, trọng lượng bình quân từ 11 - 14g, quả nặng nhất đạt 35g. Bình quân mỗi khóm đạt 180 - 200g. Quả màu đỏ tươi, có độ bóng, mẫu mã đẹp, độ cứng vừa phải. Thịt quả màu trắng, ngon, nồng độ chất rắn hòa tan từ 9 - 11%. Giống dâu tây này có thời gian ngủ đông ngắn, nhanh chín, năng suất cao. Tại các vùng Quảng Đông và Quảng Tây, gieo hạt vào giữa tháng 9, tới đầu tháng 12 đã được thu hoạch và bán ra ngoài thị trường. Có thể coi đây là giống dâu tây phù hợp đầu tiên được miền Nam Trung Quốc tiến hành gieo trồng và thu hoạch. Tuy nhiên, hạn chế của giống này là sức đề kháng bệnh phấn trắng kém.

2. Sochinoka

Có nguồn gốc từ Nhật Bản, thuộc loại nhanh chín, lại giữa Toyonoka và Berry. Trọng lượng bình quân mỗi quả đạt 10 - 13g. Quả có màu đỏ, mùi vị tương tự Toyonoka, nhưng hàm lượng đường cao và ổn định hơn. Mùi vị thơm ngon, năng suất cao. Quả tròn, dài (không cần phun chất kích thích), mẫu mã đẹp, nhỏ hơn nhưng cứng hơn Toyonoka, có khả năng vận chuyển đường dài mà không bị dập nát. Ít tốn công, năng suất cao, là giống có tiềm lực phát triển tương đối lớn hiện nay. Sức đề kháng bệnh phấn trắng tốt hơn Toyonoka. Tuy nhiên, giống này ra hoa khá muộn. Nếu gieo trồng trong cùng một điều kiện nhất định, thời gian thu hoạch của Sochinoka sẽ muộn hơn so với Toyonoka.

3. Tudla

Có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, thuộc loại nhanh chín. Cây mọc thẳng đứng, sức sinh trưởng tốt, mặt lá màu xanh đậm, hệ thống rễ khỏe mạnh. Trong suốt quá trình sinh trưởng, đa số các khóm đều chỉ có 1 trục hoa chính. Quả tròn hoặc dài nhọn, màu đỏ, có độ bóng, mẫu mã đẹp. Hàm lượng đường thấp hơn Toyonoka, độ chua cao hơn, vị chua ngọt, chất lượng khá. Trọng lượng bình quân mỗi quả đạt 30g, cho năng suất cao. Sức đề kháng bệnh phấn trắng tốt. Độ cứng cao, có thể chịu được vận chuyển đường dài. Tuy nhiên, giống này có vị hơi nhạt và dễ xuất hiện quả dị dạng.

4. Saganoko

Có nguồn gốc từ Nhật Bản, thuộc giống nhanh chín, lại giữa Omo và Toyonoka. Lá tròn, khóm cây phát triển tốt, mọc thẳng đứng, dễ chăm sóc. Khả năng bám rễ mạnh. Quả tròn, xếp ngay ngắn và có nhiều quá to. Quả màu đỏ, nhẵn bóng, mẫu mã đẹp. Hàm lượng đường cao hơn Toyonoka, độ chua thấp hơn, hương vị đậm đà, chất lượng tốt. Độ cứng cao, có khả năng chịu được vận chuyển đường dài. Thời gian ngủ đông ngắn, nhanh chín, năng suất cao. Cùng gieo trồng trong một điều kiện nhưng được thu hoạch sớm hơn Toyonoka từ 7- 10 ngày. Sức đề kháng mạnh hơn Toyonoka. Saganoko, là giống có tiềm năng phát triển mạnh.

5. Nyoho

Có nguồn gốc từ Nhật Bản, nhanh chín, là kết quả của việc lại nhiều giống dâu tây khác: Lai giữa Dana, Rosa với thế hệ F1 của Haruka và Dana. Khả năng sinh trưởng tốt, cây mọc thẳng đứng, bám rễ mạnh. Lá bản vừa, tròn, màu xanh vàng, mỏng. Quả vừa, bình quân trọng lượng mỗi quả đạt 10 - 13g, tối đa đạt 24g. Quả tròn, màu đỏ tươi. Thịt quả màu đỏ, mềm, có vị chua ngọt vừa phải, hàm lượng chất rắn hòa tan là 9 - 11%. Độ cứng vừa phải, vị đậm hơi Toyonoka, chất lượng tốt. Sản lượng bình quân mỗi khóm đạt 150 - 180g. Thời gian ngủ đông ngắn, phù hợp gieo trồng ngoài trời tại miền Nam. Nhưng, trong cái giá lạnh của mùa đông, chất lượng quả giảm và xuất hiện nhiều quả dị dạng.

6. Zhang Ji

Có nguồn gốc từ Nhật Bản, là thế hệ con lai F1 giữa đời sau của Nyoho với Kuno. Quả to, dài (hình 1.9). Trọng lượng bình quân mỗi quả đạt 20g. Ít xuất hiện quả dị dạng. Hàm lượng chất rắn hòa tan trên 10%, vị tương đối chua, hương thơm đậm đà. Ra hoa sớm hơn Toyonoka, thời gian ngủ đông ngắn, dễ trồng Zhang Ii hơn Toyonoka. Hạn chế lớn nhất của loại quả này là mềm, khả năng vận chuyển kém. Nếu hái quá sớm, mặc dù khi hái có độ cứng nhất định nhưng chất lượng vẫn có khả năng bị giảm sút.

7. Kinuama

Có nguồn gốc từ Nhật Bản, thuộc giống nhanh chín, được tạo thành do đột biến của Nyoho . Cây sinh trưởng tốt, mọc thẳng. Lá to, cuống dài. Khả năng hút nước mạnh, thân dài. Cuống hoa dài, chắc chắn. Quả to, hình nón ngắn, xếp ngay ngắn. Trọng lượng bình quân mỗi quả đạt 15 - 20g, quả to nhất có thể đạt 50g, cho năng suất cao. Hàm lượng chất rắn hòa tan là 12 - 13%. Vị ngọt đậm, mùi vị khá. Quả đỏ tươi, thịt quả màu đỏ, ở giữa có màu đỏ nhạt, không bị xốp. Quả khá cứng, cứng hơn Nyoho, có khả năng vận chuyển đường dài. Thời gian ngủ đông rất ngắn. Số quả trên mỗi hoa vừa phải, nhanh chín. Có khả năng chịu được nóng và lạnh tốt. Sức đề kháng bệnh phấn trắng cao, phù hợp gieo trồng ngoài trời tại phía Nam.

8. Stables Otome

Có nguồn gốc từ Nhật Bản, thuộc giống nhanh chín, lại giữa đời bố mẹ Kurume số 49 với Stables . Cây mọc thẳng, lá xanh đậm, to và dày. Quả to, trọng lượng bình quân mỗi quả từ 15 - 20g, quả nặng nhất đạt 45g. Quả hình nón, đỏ tươi, nhẵn bóng, mẫu mã đẹp. Quả có vị ngọt và hơi chua, hương thơm đậm, hàm lượng chất rắn hòa tan trên 12%, chất lượng tốt. Thịt quả màu đỏ nhạt, ở giữa màu đỏ. Qủa cứng, có khả năng vận chuyển đường dài, sức đề kháng cao. Ưu điểm của giống dâu tây này là vượt trội hơn Nyoho về kích cỡ, khả năng vận chuyển đường dài tốt và năng suất cao. Sức đề kháng bệnh phấn trắng cao nhưng đối với bệnh Anthrax (bệnh than, bệnh để lại vết rám ngoài da) lại kém.