Giống cây chè
Chè là một trong những cây công nghiệp quan trọng bậc nhất ở nước ta. Sản phẩm là lá chè, búp chè sau khi chế biến sẽ trở thành thứ đồ uống quen thuộc của nhân dân ta. Ngoài phục vụ nhu cầu trong nước, chè Việt Nam còn xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia trên thế giới, trong đó có những quốc gia thường xuyên nhận sản phẩm chè Việt Nam như: Irắc, Đài Loan, Ấn Độ, Pakistan, Nga... Năm 2001, diện tích chº cả nước đạt khoảng 100.000 ha, tổng sản phẩm chè xuất khẩu đạt gần 68.200 tấn với tổng kim ngạch xấp xỉ 78 triệu đô la. Hiện nay, Việt nam đang đứng vị trí thứ 8 trong tổng số 34 quốc gia sản xuất chè trên thế giới.
Cây chè trồng một lần có thể cho thu hoạch liên tục trong 50 năm hoặc lâu hơn thế. Sản xuất chº phát triển sẽ tạo công ăn việc làm cho một bộ phận đáng kể dân cư ở trung du, miền núi, tạo nên những trung tâm công - nông nghiệp ở những nơi này.
Các nhà nghiên cứu cho rằng: Trong chờ có chất Tinin trị được một số bệnh đường ruột, tim mạch, kích thích hệ thần kinh trung ương làm cho tinh thần sảng khoái, minh mẫn. Uống chè lợi tiểu, kích thích tiêu hoá. Ngoài ra, trong chè còn chứa nhiều hoạt chất sinh tố, nhất là các vitamin thuộc nhóm B (B1, B2, B6...), PP và C.
Tuy nhiên, chất lượng chè Việt Nam chưa cao mà chỉ ở mức trung bình. Điều này có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là: Việt Nam chưa có nhiều giống chè tốt, người dân chưa có kỹ năng trồng chè một cách hợp lý, khoa học mà chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm, người sản xuất chưa biết cách thu hái, chế biến đúng cách... Do vậy, giá trị sản phẩm không cao và chưa tạo được thương hiệu chè Việt Nam trên thị trường thế giới.
Để có thể trồng cây chè sao cho đạt hiệu quả kinh tế, cần nắm rõ đặc tính sinh học của loại cây này, chọn giống có chất lượng cao và có chế độ chăm sóc cây hợp lý.
Đặc tính của cây chè.
Chè là cây không kén đất, không tranh chấp đất với cây lương thực.
Cây chè không sợ gió bão, chịu hạn khá, có khả năng chống chọi với những bất thuận của thời tiết. Nếu chẳng may gặp thời tiết khắc nghiệt thì vụ thu hoạch cũng không bị mất trắng.
Tuy nhiên, tuỳ từng giống mà cây chè có những đặc tính khác nhau. Hiện nay, nước ta có 1 số giống chè mới như sau:
* Giống chè TRI 777: Cây mọc lên, lá có màu xanh đậm, búp mầu xanh, phân cành thấp. Có thể trồng dày từ 1,6 - 1,8 vạn cây/ha. Đây là giống có chất lượng cao, đem lại hương vị chè đặc biệt, thích hợp cho chế biến công nghiệp.
Giống chè này khi trồng ở độ cao trên 600m so với mặt biển thì có tuyết mầu trắng, trọng lượng búp trung bình từ 0,6 - 0,75 gam.
TRI 777 có khả năng chịu hạn tốt, sống được ở nơi ánh sáng yếu. Nhưng để cây phát triển thuận lợi, cần trồng ở nơi có độ ẩm
cao, đất tơi xốp, thoáng khí.
* Giống chè Shan: Giống chè này phù hợp với điều kiện đất đai, tập quán canh tác của đồng bào dân tộc vùng cao.
Cây chè Shan được phân bố chủ yếu trên núi (nơi có độ cao trên 500m so với mặt nước biển).
Cây chè Shan có 2 loại: - Loại lá nhỏ: Lá dài 10-12cm, rộng 5-6cm - Loại lá lớn: Lá dài từ 16-17cm, rộng 7- cm.
Cây cao từ 2 - 5 m, tán rộng 2 - 4 m. Búp chè Shan thuộc loại lớn (0,7 - 0.9 gam/búp), có tuyết trắng.
Chè Shan có chất lượng tốt, có giá trị trên thị trường, người ta thường chế biến chè xanh từ búp chè Shan. Nếu mật độ trồng đạt 2.500 . 3.000 cây/ha thì năng suất búp sẽ đạt từ 4,5 - 8 tấn/ha.
* Giống chè 1A:
Chè 1A có lá xanh vàng, búp nhỏ, hàm lượng dầu thơm cao. Sản phẩm chè Ô Long được chế biến từ chè 1A được đánh giá là có chất lượng khá.
Chè là có nhược điểm là không đậu quả, giâm cành tỉ lệ ra rễ thấp.
* Giống chè LDP1 và LDP 2:
Đây là giống chè lại có chất lượng thơm ngon nổi tiếng. Búp chè nhỏ (trọng lượng búp từ 0.48 - 0.55 gam), lá chè dày, màu xanh nhạt, lá hình bầu dục đến bầu dục dài.
Giống chè này có tính thích ứng rộng, trồng được cả ở vùng khí hậu nóng và lạnh, năng suất 3.5 - 4 tấn búp tươi/ha.
* Giống chè đắng
Chè đắng vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng nhiều ở vùng Quảng Tây. Ở Việt Nam, chè đắng được trồng ở Cao Bằng, tuy số lượng cây chưa phổ biến nhưng sản phẩm chè đắng đã được nhiều người biết đến và ưa chuộng.
Cây chè đắng phát triển thuận lợi ở độ cao dưới 600m so với mặt biển. Chè đắng ưa khí hậu ấm áp, ẩm ướt và râm mát (nhiệt độ bình quân năm trên 21°C). Nó có thể chịu được sương muối ở mức bình thường, thích hợp với đất feralit đồi núi.
Cây chè đắng rất có riển vọng phát triển tốt ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Việc nghiên cứu về giống chè này để mở rộng diện tích trồng là một điều hết sức cần thiết.