Gieo giống dâu tây, vườn ươm dâu
CÂY GIỐNG CHẤT LƯỢNG CAO
Gieo trồng cây giống chất lượng cao là cơ sở để giúp dâu tây nhanh chín và đạt năng suất cao. Để ươm mâm dâu tây, có thể tiến hành sử dụng các phương pháp như trồng tại vườn ươm chuyên dụng, hoặc trồng trong các bầu đất dinh dưỡng.
I. TRỒNG TRONG VƯỜN ƯƠM CHUYÊN DỤNG
Khi ươm mầm trong vườn ươm chuyên dụng, ta có thể tận dụng những cây dâu tây chưa kết quả hoặc những cây giống làm cây mẹ. Trong thời gian từ 3 - 4 tháng, khi bước vào mùa mưa, tiến hành nhổ cây giống. Cây giống được ươm trong vườn ươm phải trải qua những bước sau:
Việc chọn cây mẹ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của cây giống. Muốn chọn cây mẹ tốt phải tiến hành chọn ngoài trời, ngay trong thời kỳ dâu tây bắt đầu nảy mầm đến khi tạo quả với các điều kiện sau: Lá mở rộng, lá nhỏ đối xứng, màu sắc lá bình thường, cuống lá thô, phát triển bình thường, liên tục đâm chồi, hình dạng và chất lượng quả phù hợp với đặc tính cây trồng. Phải có kí hiệu, tận dụng cây giống của nó làm cây mẹ . Từ tháng 11 đến tháng 12 sẽ tiến hành mang ra trồng tại ruộng
2. Chuẩn bị vườn ươm chuyên dụng
Chọn những ruộng nước có hệ thống tưới tiêu thuận lợi, đất có dinh dưỡng cao hoặc những vùng đất có nhiệt độ thấp, đất tơi xốp và màu mỡ làm vườn ươm. Đồng thời, ruộng ươm phải là mảnh đất có gốc rạ và chưa từng phun thuốc trừ cỏ, nếu không, thuốc trừ cỏ sẽ gây nguy hại đến dâu tây.
Sau khi chọn được vườn ươm, phải bón phân đầy đủ, đồng thời phải có hệ thống tưới tiêu. Nếu có điều kiện, có thể sử dụng hệ thống tưới tiêu tự động. Nếu không, ruộng ươm phải có mương tưới, vừa đảm bảo đủ độ ẩm, vừa không bị úng nước, tạo điều kiện thích hợp cho cây con và cây mẹ sinh trưởng. Trước khi trồng, phải bón 2 - 3kg carbonsunfat/ 667m2, hoặc hỗn hợp từ 0.5 - 1kg photpho với trên 50% lưu huỳnh hoặc 2- 3kg carbonfuran (C4H40), trộn với 25kg bùn đất, rắc 1 lần để diệt trừ mầm bệnh.
Vào tháng 3 - 4 của năm kế tiếp, khi nhiệt độ >12 độ , tiến hành đặt cây mẹ vào vườn ươm chuyên dụng, đây là thời gian thích hợp để cây phát triển rễ. Nếu trồng cây mẹ quá muộn, cây sẽ không đâm chồi, thời gian càng lâu, mâm ra càng ít. Khi trồng, phải ngắt hết mầm hoa và lá khô. Để tránh cho rễ bị thương, phải dùng đất làm bầu để bảo vệ rễ.
Theo kế hoạch ươm mầm và khả năng đâm chồi của cây giống mà xác định số lượng cây giống. Ví dụ như những cây có khả năng đâm chồi mạnh, chịu được nhiệt độ cao thì trồng thưa; còn những cây có khả năng đâm chồi yếu, không chịu được nhiệt độ cao thì phải trồng dày. Thông thường, cứ 667m2 trồng được 400 - 600 cây mẹ, trong điều kiện bình thường có thể sản xuất ra được khoảng 40.000 cây dùng cho sản xuất.
Khi đào hố, vận chuyển và trồng cây đều phải chú ý giữ ấm, tránh để khô rễ. Khi đặt cây trồng, không cần thiết phải trồng quá sâu và không được vài đất lấp lá mần để tránh mâm bị thối. Cũng không được trồng quá nông, tránh để rễ bị hở, không thể mọc rễ mới. Mật độ thích hợp khi trồng là: Cứ 667m2 trồng 400-500 cây. Thường trồng theo luống, chiều rộng luống 1.5m, mỗi luống 1 hàng, khoảng cách giữa các cây là 60 - 80cm . Cũng có thể trồng hàng đôi, chiều rộng luống 3m, mỗi hàng cách nhau 25cm, mỗi cây cách nhau 60 - 80cm.
4. Quản lý phân bón và nước tưới
Bón phân theo quy tắc: “Vừa đủ nitơ, thêm vào photpho và kali”. Loại phân bón lót là phân ủ hoai cho thêm phần MKP (hoặc NPK). Cứ 667m2 rắc 80 - 100kg phân. Ngoài ra, còn cho thêm 5kg đạm, 25kg kali. Sau khi cây đâm rễ, có thể kết hợp bón thúc bằng chất thải của người và kali, cứ cách 10 - 15 ngày lại bón thúc 1 lần. Nồng độ phân không được quá cao để tránh cho cây không bị chết cháy. Sau khi cây sống, tăng dân nhiệt độ, cây sẽ sinh trưởng bình thường. Tháng 6 là có thể nhổ cây đem đi trồng. Lúc này phải luôn theo dõi tình hình sinh trưởng của cây. Sau khi cây đâm rễ vào đất, cứ cách 15 - 20 ngày lại tưới chất thải của người. Giữa tháng 8, sau khi trồng thì tăng lượng photpho và kali, có thể dùng kali hydro photphat 0.2% nhưng không dùng nitơ, tránh ảnh hưởng đến quá trình ra hoa.
Sau khi trồng cây mẹ xong, phải lập tức tưới nước, hôm sau tưới lại 1 lần nữa, phải luôn duy trì độ ẩm của đất. Sau mùa mưa, miền Nam bắt đầu bước vào mùa có nhiệt độ cao. Lúc này, việc quản lý nguồn nước tưới là điều kiện then chốt, giúp đất luôn ẩm mà không bị ứ nước. Sau khi những cơn bão và mưa to của mùa hè đi qua, tận dụng ruộng nước làm nơi tích nước cho ruộng ươm, phải kịp thời tát các rãnh nước, bảo đảm sự thông thoáng cho ruộng. Nếu có điều kiện, tốt nhất nên xây dựng hệ thống tưới tiêu.
Số lượng mầm giống nhiều hay ít phụ thuộc bởi chất kích thích (920). Sau khi cây mẹ sống, có thể dựa vào đặc tính của cây giống để phun chất kích thích từ 1- 2 lần, nồng độ thuốc phun trong khoảng 30 - 50ml. Lần phun thứ 2 cách lần phun đầu tiên khoảng 1 tuần. Hiệu quả phận phụ thuộc vào thời gian trồng cây mẹ lâu hay chậm.
Để cây mẹ tập trung chất dinh dưỡng, giúp cây sinh trưởng và đâm chồi, phải kịp thời ngắt chùm hoa và mầm hoa. Khi ngắt chùm hoa, phải chú ý không làm chồi bị thương, gây ảnh hưởng đến việc gia tăng số lượng mầm.
7. Điều chỉnh ngó
Sau khi cây mẹ đâm nhánh, phải kiểm tra định kỳ vườn ươm. Phải tách các thân cây nằm gần nhau ra, sao cho khoảng cách giữa các thân cây bằng nhau, đảm bảo đủ không gian sinh trưởng cho cây. Đồng thời, dùng bùn ấn thân cây vào trong đất, thúc đẩy các thân cây nhanh ra rễ và mọc dài.
Do điều kiện thời tiết phía Nam thường có nhiệt độ cao, độ ẩm thường vượt qua ngưỡng 35°C, nước nhanh bốc hơi, bất lợi cho sự phát triển của dâu tây. Vì vậy, từ 6 - 8 tháng sau khi trồng, khi bón phân và tưới nước phải sử dụng lưới che, hạn chế tuyệt đối tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Từ đó có thể đạt được hiệu quả cao trong việc giữ ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho thân cây phát triển. Từ giữa tháng thứ 8 đến đầu tháng thứ 9, phải tăng cường che chắn. Nhờ che chắn mà có thể hạn chế bớt thời gian nắng chiếu, thúc đẩy quá trình ra hoa và nhanh được thu hoạch.
Từ khi trồng cây mẹ. đến khi ngó đâm ra cả ruộng phải mất 1 tháng. Lúc này cũng chính là thời điểm thuận lợi để có dại phát triển. Phải diệt có kịp thời, nếu không, có sẽ mọc thành từng đám, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng của cây. Giữa các luống có thể trồng xen các cây trồng Hình 2.10: Tuốc trừ cỏ khác hoặc đắp thêm đất Trifulalin lên để trừ cỏ.
Thuốc trừ cỏ Trifulalin có thể diệt trừ được các mối nguy hại từ cỏ dại trên ruộng dâu tây.
Cứ mỗi 667m2 thì dùng khoảng 0.15 -0.2 lít thuốc pha với 25 - 50 lít nước phun lên ruộng, sau đó xới đất. Có thể xới lại 1 lần nữa sau khi di chuyển mầm để phòng ngừa cỏ mọc. Đồng thời, còn có thể tránh cho đất không bị rẽ do tưới nước gây ra, tạo điều kiện cho mầm trổ rễ.
Dâu tây là loại tương đối mẫn cảm với các loại thuốc trừ cỏ, khi sử dụng thuốc trừ cỏ phải hết sức thận