0334535069 - 0938894946
phamcaotrongpct94@gmail.com
VI
Điều kiện trồng dây tây

CHỌN LỰA MẦM CHẤT LƯỢNG

Kích thước, tưu điểm và nhược điểm của mâm có vai trò quyết định đối với số lượng, chất lượng và thời gian thu hoạch của dâu tây. Ngoài ra, do mùa mưa kéo dài tại miền Nam nên dâu tây trồng ngoài trời vào cuối năm bị úng thôi và xuất hiện qua dị dạng, anh hưởng đến năng suất kinh tế. Do vậy, muốn có được năng suất cao, nhất định dâu tây phải được thu hoạch sớm, có chất lượng tốt, nghĩa là phải trồng mầm sớm, kích thích quả nhanh chín.


1. Tiêu chuẩn chất lượng của mầm

Thông thường, kích thước mâm có thể phân biệt qua đường kính thân mầm. Đường kính < 0,8cm là mầm nhỏ, 21,2cm là mầm to, giữa khoảng 0.8 và 1.2 là mầm trung bình.

Mâm đạt tiêu chuẩn chất lượng, ngoài tiêu chí trên còn phải dựa vào độ phát triển của hệ thống rễ, lá xanh, không sâu bệnh.
Mâm đạt chất lượng có thể tích được nhiều chất dinh dưỡng, tỷ lệ sống sau khi trồng cao, sớm mọc rễ, sinh trưởng nhanh, sức đề kháng mạnh, nhanh chín và đạt năng suất cao. Trái lại, mầm nhỏ sinh trưởng chậm, sản lượng kém.

 

2. Thời gian trồng

Trồng dâu tây ngoài trời không thể trồng quá sớm, cũng không thể trồng quá muộn. Nếu quá sớm, nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây, quá muộn cây sẽ sinh trưởng chậm, tạo quả muộn, sản lượng thấp.

Tại vùng Quảng Đông, Quảng Tây, thông thường thời gian trồng thích hợp nhất là vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 (nhiệt độ từ 24 - 25°).
 

Chọn thời gian trồng, phải cố gắng trồng sớm vừa phải. Vì trồng sớm vừa phải sẽ đảm bảo cho dâu tây có đủ thời gian phát triển, nhanh phát triển thân, giúp nhanh ra hoa tạo quả, nhanh chín, năng suất cao . Ngược lại, nếu trồng quá muộn, mâm sẽ phát triển chậm, cây lùn, quả lâu chín, năng suất kém . Theo thử nghiệm, tại vùng Nam Ninh, Quảng Tây, giống Toyonoka được trồng vàongày 25 tháng 9 nhanh chín hơn được trồng vào ngày 15 tháng 10 khoảng 8 ngày, sản lượng cao hơn 12,5%.

 

3. Kỹ thuật trồng

Trồng cây phải chú ý đến chất lượng mầm, chất lượng mầm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, phát triển, tạo quả của dâu tây. Vì vậy, khi trồng phải đặc biệt chú ý đến những điểm sau:

Chọn thời gian thích hợp để đánh mâm

Khi đánh mâm, nếu trời nắng phải trồng vào buổi chiều, sau khi nhiệt độ đã giảm. Nếu trời mưa thì tốt nhất không trồng. Nếu trời râm phải trồng nhanh chóng để nâng cao tỷ lệ sống cho cây.

Xới luống trước khi trồng

Trước khi trồng, nếu bề mặt luống bị nứt nẻ hoặc quá khô, phải xới luống và tưới nước.
Định hướng cho cáy trồng

Do chăm sóc tốt nên phần thân mâm ngắn thường có hình cong, tức là có lưng hình vòng cung. Cuống hoa mọc ra từ chỗ phình ra hình vòng cung đó, nó mọc ngược lại so với phần thân cây nối liền với cây mẹ.


Vì vậy, trước khi trồng, phải đặt phần công của mâm hướng ra ngoài, giúp cuống hoa sau này có thể hướng ra ngoài, vừa tạo màu sắc đẹp, vừa dễ thu hoạch 

Khi trồng dâu tây cần lưu ý, mật độ và kích thước mầm có quan hệ mật thiết với nhau. Thông thường, nếu mầm khỏe, trồng sớm, đất màu mỡ thì trồng thưa. Ngược lại, nếu mầm yếu, trồng muộn, đất nghèo chất dinh dưỡng thì trồng dày. Do đó, mật độ thích hợp phải dựa theo tay nghề mà điều chỉnh . Thông thường, sẽ trồng hàng đội hình tam giác, mật độ 18 - 20cm x 25 -30cm.

Chiều rộng của luống 60cm, chiều rộng rãnh 30cm. Cứ 667m2 trồng được 7.400 - 8.200 cây.


Đó sáu hộ Hỗ thông phải to để rễ có thể đâm hết vào lòng đất,

Không được đào hố quá sâu hoặc quá nông. Nếu quá sâu, mâm sẽ bị vùi trong đất, khi tưới nước mắm sẽ bị thối, chết mâm hoặc mâm sẽ phát triển chậm, yếu, lâu ra hoa và tạo quả.
 

Nếu vùi mâm quá nông, phần thân sẽ bị hở trên mặt đất, thân dễ bị khô, khó mọc rễ, ảnh hưởng đến khả năng sống và sự phát triển về sau.

Độ sâu phù hợp là khi tưới nước xong, mầm vẫn cao hơn so với mặt đất 0.5cm. Nếu muốn trồng bầu nuôi mầm thì độ sâu phải ngang bằng so với bầu đất.
 

Tóm lại, dâu tây thích hợp trồng nông, không thích hợp trồng sâu. Theo kết quả thử nghiệm, trong cùng một điều kiện chăm sóc, tỷ lệ dâu tây mọc mầm khi trồng nông đạt 99.5%, cao hơn 18.5% so với trồng sâu. Hơn nữa, khi trồng nông, cây phát triển mạnh hơn. Vì vậy, trồng nông là một trong những phương pháp then chốt liên quan đến tỷ lệ sống của mầm.
 

Sau khi trồng, nếu thấy quá nóng hoặc quá sâu, phải lập tức điều chỉnh lại. Quá sâu, phải nâng mầm lên, quá nông phải cho thêm bùn hoặc đất ấn vào gốc.

Chú ý ấn mâm sau khi trồng

Sau khi trồng, dùng tay ấn đất vào xung quanh rễ để rễ liên kết chặt với đất, nâng cao tỷ lệ sống.

Để giúp dâu tây nhanh sống và nhanh phát triển, tốt nhất nên trồng cây trong bầu đất hoặc đánh cây có cả đất. Đánh cây có cả đất thì rễ ít bị tổn thương, có thể rút ngắn thời gian nuôi mầm, sức đề kháng với thời tiết xấu mạnh hơn, khả năng phục hồi nhanh, giúp cây nhanh ra hoa, tạo quả. Đối với những rễ mọc dài, phải dùng bùn nhão ấn vào rễ một lần nữa để nâng cao tỷ lệ sống.
 

4. Chăm sóc cây sau trồng

Vì mầm dâu tây vừa trồng xong không chịu được khô hạn, nên sau khi trồng, phải tăng cường chăm sóc, nắm vững các yếu tố sau:

Kịp thời tưới đủ nước cho câydâu tây sau khi trồng phụ thuộc vào việc hút đủ nước, phải tưới đẫm sau khi trồng khoảng 2 giờ. Nếu khi trồng, ánh sáng mặt trời vẫn gay gắt thì phải vừa trồng vừa tưới để tránh mất nước.

Chú ý che phủ và giữ ẩm

Nếu sau khi trồng. dâu tây gặp phải trời nắng to hoặc có gió, rễ cây dễ mất nước, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây, tỷ lệ này thường không quá 50%. Cây có thể sẽ sống, nhưng vì mất nước quá nhiều nên những lá cũ thường bị khô, ảnh hưởng đến sức phục hồi và phát triển. Cuối cùng có thể dẫn đến quá trình ra hoa, tạo quả muộn, sản lượng giảm.
 

Vì vậy, dưới ánh nắng mặt trời, khi trồng phải đặc biệt chú ý dùng lưới che hoặc rơm rạ để giữ ẩm cho cây, cố gắng vừa trồng, vừa tưới, vừa che. Thời gian che thích hợp là từ 5 - 7 ngày. Khi dùng lưới che, phải dùng que ngáng sau đó mới che, tránh làm gãy mầm.

 

5. Tưới nước sau khi trồng

Trong vòng 7 ngày sau khi trồng, nhất định phải đảm bảo cung cấp đủ lượng nước. Thông thường, mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng. Nếu trời râm, có thể cách ngày tưới 1 lần. Nếu có điều kiện, nên tưới 2 lần/ ngày vào sáng và tối. Sau 7 ngày, cây giống cơ bản đã phục hồi, có khả năng chịu hạn, có thể giảm số lần tưới.


Ngoài ra, sau khi trồng, nếu mầm bị chết phải kịp thời trồng bổ sung. Nếu trồng bổ sung quá muộn, cây sẽ phát triển chậm, ảnh hưởng đến sản lượng.