ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÂY CHUỐI
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÂY CHUỐI
1. Đặc tính sinh học của cây chuối
Cây chuối có tên khoa học là Musa sapientum L., thuộc họ Musaceae. Chuối là loại cây ăn quả nhiệt đới, ngắn ngày, dễ trồng và cho sản lượng khá cao, trung bình có thể đạt năng suất 20 - 30 tấn/ha. Hiện nay, trên thế giới, nước đạt năng suất chuối cao nhất là Goatemala với 100 tấn/ha. Chuối có giá trị kinh tế khá lớn và là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước.
Cây chuối có nguồn gốc ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Chuôi trồng chủ yếu ở các nước nhiệt đới, nhiều nhất là ở châu Á và Trung Mỹ, trong đó đáng kể là Philippines, Malaysia, Trung Quốc (đảo Hải Nam), Việt Nam, Panama, Hawaii. Trên thế giới chuối là một trong những cây ăn quả được trồng nhiều nhất, cùng với cam quýt, nho, táo, bom. Năm 1978, các nước nhập chuối tới 7,5 triệu tấn, trong khi nhập cam quýt 5,4 triệu tấn, bom 3,6 triệu tấn, nho 1,46 triệu tấn, dứa 0,54 triệu tấn. Số liệu thống kê trên cho thấy chuối là loại hoa quả được con người ưa chuộng và trao đổi rất nhiều.
Quả chuối có giá trị dinh dưỡng khá cao so với nhiều loại quả khác. Quả chuối chứa nhiều đạm, đường, bột, cho nhiều năng lượng nhưng lại dễ tiêu hóa.
Rất phong phú về chất khoáng và vitamin, chuối là một loại thức ăn quý cho con người ở bất kể lứa tuổi nào. Quả chuối không những ăn chín mà còn có thể ăn xanh dùng nấu canh như một loại rau, hoa chuối và thân cây chuối non cũng là một thứ rau tốt; củ chuối cũng có thể ăn được; thân chuối già dùng làm thức ăn gia súc; lá chuối dùng để gói bánh; hạt của giống chuối hột là vị thuốc chữa bệnh sỏi thận và tiểu đường... Có thể nói hầu hết các bộ phận trên cây chuối đều có ích cho con người.
- Đặc tính thực vật học:
+ Cây chuối thuộc họ Chuối (Musaceae), gồm rất nhiều giống chuối (ước tính có khoảng 300 giống chuối hiện được trồng trên thế giới).
+ Chuối là loại cây có thân ngầm, gọi là củ chuối. Bộ phận quen gọi là thân chỉ là một thân già do các bẹ lá cấu tạo thành. Toàn bộ cây cao trung bình khoảng 3 - 5m, có giống như chuối sáp cao tới 10m. Từ thân chính (củ) mọc lên thân giả và rễ.
+ Tuỳ theo giống mà quả chuối có kích thước, hình dạng, độ cong khác nhau.
+ Vỏ chuối do lá dài phát triển thành, vỏ dày mỏng phụ thuộc vào điều kiện trồng trọt và giống chuối.
+ Thịt quả do bầu nhụy phát triển thành, thường có màu vàng, cấu trúc chặt hoặc mềm. Thành phần chủ yếu là các đường đơn, đường đa, vitamin, tinh bột.
2. Nhu cầu về điều kiện sinh thái của cây chuối
- Nhu cầu về nhiệt độ: Chuối là cây nhiệt đới, ưa khí hậu nóng, ẩm và nhiều mưa. Chuối sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong phạm vi 25 - 35°C. Khi nhiệt độ giảm đến 10°C thì quả chuối nhỏ, phẩm chất kém, sinh trưởng chậm. Chuỗi sợ rét và sương muối, khi gặp sương muối kéo dài lá chuối sẽ xám lại và héo khô.
Miền Bắc nước ta, vào mùa đông, nếu nhiệt độ xuống dưới 15°C nhiều ngày, đã có biểu hiện ngọn chuối bị rụt lại, lá nhạt màu, thân bị nứt, hoa trổ không thoát. Nhiệt độ xuống dưới 5 - 6°C, cây chuối bị vàng lá hoặc chết, nhất là chuối mới trồng.
Chuối chịu được nhiệt độ cao tới 40°C, tuy vậy tình trạng này rất ít xảy ra ở nước ta. Giống chuối tiêu khi quả chín, nếu gặp nhiệt độ cao quả to nhưng vỏ dày, không chín vàng, ruột nhão và hơi chua, ít thơm. Nếu chín vào mùa thu đông nhiệt độ thấp, màu quả vàng và chất lượng tốt hơn.
- Nhu cầu về nước:
Hàm lượng nước trong các bộ phận cây chuối rất cao, trong thân già 92,4%, trong rễ 96%, trong lá 82,6% và trong quả 96%. Độ bốc hơi của lá rất lớn, dưới ánh nắng mặt trời, sức tiêu hao nước của chuối từ 40 - 50mg/dmº/phút. Với giống chuối tiêu lùn, cần từ 15 - 20 lít nước/ngày tuỳ theo trời râm hay trời nắng. Chú ý vào mùa đông ở nước ta thường khô hanh, ít mưa nên cần có biện pháp tưới ẩm để cung cấp đủ nước cho chuối.
Cây chuối yêu cầu nước rất nhiều do diện tích lá lớn. Người ta đã tính với giống chuối tiêu trồng 2.500 cây/ha thì mỗi tháng tiêu thụ gần 2.000m nước. Trong thực tế chỉ cần lượng mưa mỗi tháng khoảng 130 - 150mm là đáp ứng đủ yêu cầu nước của cây. Cây chuối là cây chịu hạn kém do bộ rễ ăn nông và sức hút nước yếu. Ngay ở những vùng có lượng mưa hằng năm trên 2.000mm nhưng có mùa khô rõ rệt thì cũng phải tưới nước cho chuối thì mới có năng suất cao. Hạn và rét là nguyên nhân chính làm chuối trổ hoa không thoát, buồng nhỏ và vặn vẹo, chất lượng kém. Ngược lại, cây chuối chịu úng cũng kém so với nhiều cây ăn quả khác. Nước ngập trên 10 ngày liên tục cây sinh trưởng kém, lá vàng và có thể chết.
Nhu cầu về ánh sáng:
Chuối có khả năng thích ứng trong phạm vi cường độ ánh sáng tương đối rộng. Cho nên lượng
ánh sáng ở điều kiện nước ta cũng cho phép cây chuối sinh trưởng và phát triển tốt.
- Yêu cầu về đất:
+ Chuối là loại cây dễ trồng, yêu cầu về đất không quá nghiêm khắc. Tốt nhất đối với chuối là đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa (tốt hơn cả), đất thoáng có cấu tượng tốt và độ xốp cao.
+ Về hóa tính đất, chuối rất cần các chất khoáng trong đất như: nitơ, phốt-pho, kali, canxi, magiê, trong đó hai yếu tố chính là nitơ và kali. Kết quả phân tích hàm lượng các chất khoáng trong giống chuối tiêu lùn cho thấy:
+ Chuối mọc bình thường trong đất có độ pH từ 4,5 - 8, tốt nhất trong khoảng 6 - 7,5. Trường hợp đất quá chua hoặc quá kiềm có thể gây ra hiện tượng thiếu vi lượng trong đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng của chuối.
+ Chuối là rễ chùm, nhỏ và mềm, vì vậy đất trồng chuối cũng phải mềm, kết cấu thuần nhất, không có tầng cứng sỏi đá gần mặt đất. Chuối cũng cần nhiều nước nên đất cũng phải nhiều mùn, xốp, chứa được nhiều nước nhưng cũng cần thoát nước trong mùa mưa. Mực nước ngầm cần sâu trên 0,8m.
Nói chung, cây chuối không kén đất, ở nước ta vùng nào cũng trồng được vì khí hậu thích hợp, chỉ cần đất không bị ngập nước.
Yêu cầu dinh dưỡng:
Do tốc độ sinh trưởng mạnh, cây chuối cần khá nhiều phân. Nếu muốn đạt sản lượng 40 tấn quả/ha phải cần 80kg N + 20kg P2O5 + 240kg K2O. Mặc dù trong phân tích, lượng kali cần nhiều nhất nhưng trong thực tế thì thiếu đạm là đáng lo ngại hơn cả. Để đáp ứng dinh dưỡng cho cây chuối, trước hết đất
phải nhiều mùn, nếu dưới 10 mùn cần bón thêm.
Thiếu kẽm (Zn): Lá hẹp bề ngang, nhạt màu. phân hữu cơ.
Triệu chứng thiếu các chất dinh dưỡng của cây chuối có thể tóm tắt như sau:
Thiếu đạm (N): Lá nhỏ và nhạt màu, sinh trưởng kém, cây thấp, nhỏ.
Thiếu lân (P): Lá xanh tối, rìa lá biến vàng. Thiếu kali (K): Các lá dưới màu vàng. - Thiếu magiê (Mg): Cuống lá có vết màu tím.
Thiếu sắt (Fe): Lá non vàng vọt, chậm xanh, có những vết ngang biến màu, vỏ quả kém xanh.
Thiếu mangan (Mn): Lá non vàng, mép lá có những vết ngang vàng.
Thiếu đồng (Cu): Lá rũ xuống hai bên, tán lá cong xuống hình chiếc dù.
Cây chuối cũng rất cần lưu huỳnh (S).