Chăm sóc cây cà phê
Việc chăm sóc cây cà phê phải được tiến hành thường xuyên. Nên kết hợp chăm sóc cây trồng xen che bóng để xới xáo đất giữa các hàng cà phê.
Diệt cỏ dại quanh gốc cà phê, tạo độ tơi xốp cho đất. Kéo lớp cỏ rác tủ gốc ra, dùng cuốc xới xáo rồi tủ gốc trở lại cho cây cà phê.
Mùa mưa lũ, không nên làm cỏ ở các sườn dốc trồng cà phê vì dễ gây xói mòn khi mưa to. Chỉ cần hạn chế cỏ dại không cho tranh chấp với cà phê là được.
Ở nhiều nơi, người ta còn trồng xen các cây đậu, lại để tăng thu nhập và cải thiện độ phì của tất. Gieo 2 - 3 hàng đầu, lạc ở giữa hàng cà phê. Còn ở cạnh gốc cà phê thì trồng muồng hoa vàng.
Trong mấy tháng đầu sau khi trồng, cây cà phê chủ yếu sinh trưởng nhờ vào chất dinh dưỡng có trong hố khi bón lót. Nhưng thời gian sau đó, rễ cây sẽ vươn dài ra cùng với độ rộng của tán cây. Rễ cây phát triển tới thành hố sẽ bị trở ngại. Do vậy, phải dùng xẻng hoặc thuổng phá vỡ thành hố xung quanh gốc cà phê.
Cân bón thúc cả phân hữu cơ và phân khoáng để cây cà phê có đủ chất dinh dưỡng.
Phân hữu cơ rất cần cho cây cà phê trước khi ra quả (mỗi năm bón 10 - 15 kg phân hữu cơ /cây). Khi cây cà phê đã bắt đầu bói quả, mỗi năm bón 25 - 30kg phân hữu cơ cây. Cây lớn, ra nhiều qua cần được bán với số lượng phân nhiều hơn.
Bón phân cho cà phê bằng cách: Cuốc rãnh quanh gốc cây (sâu 40cm, rộng 30cm, dài 50 . 60cm), để phân hữu cơ xuống và thêm 0,5 kg supe lân. Tất cả trộn đều rồi lấp đất lên trên.
Nếu trồng được nhiều cây phân xanh thì có thể ép phân xanh bằng cách: Đào hố thành hình cong dưới tán cây, bỏ cây phân xanh xuống rồi lấp đất lên. Hoặc có thể tủ các chất xanh đó dưới tán cà phê để tạo mùn cho đất. Làm như vậy cũng coi như bón phân hữu cơ.
Tuỳ thuộc vào độ tuổi của vườn cây mà bón lượng phân khoáng nhiều hay ít.
Khi cây bắt đầu bén rễ, ra lá non: Bón 25 gam urê/cây. Bón rải đều vào đất dưới tán và cuốc vùi xuống đất. Không để phân dính lên lá.
Supe lân bón 1 lần cùng với phân hữu cơ. Còn Urê và Kali chia ra bón làm 3 lần:
Tháng 2 - 3: Bón 30% Tháng 8 - 9: Bón 40% Tháng 10 - 11: Bón nốt số còn lại.
Trước khi bón, phải làm sạch cỏ. Đập phân tơi, nhỏ và rải đều lên mặt đất, dưới mép tán lá. Dùng cuốc cuốc nhẹ để vùi phân. Sau lần bón tháng 10 -11 thì tiến hành tủ gốc cho cà phê.
Theo dõi: Nếu cây cho 2 - 3 kg quả thì cần bón tăng thêm 15 - 20 gam Kali để quả mây, nhiều và chống bệnh nấm.
Trước các đợt sương muối, phải chủ động phun nước lên tán cà phê. Sau các đợt sương muối, phải chăm bón thêm để cây mau hồi phục.
Việc tưới nước giữ ẩm phải được tiến hành ngay sau khi trồng, tưới mỗi cây 10 - 12 lít nước. Sau đó, tuỳ tình hình thời tiết mà có chế độ tưới phù hợp.
Trong vụ đông, cà phê cần có vài tháng khô hạn để phân bón hoá mầm hoa. Nhưng khi nụ gần nở thì cây lại rất cần nước. Khi hoa nở, ra quả non: Cây cần nước đủ ẩm. Nếu lúc này thời tiết khô hạn thì cần tưới 20 - 40 lít nước/cây, tưới
2 -3 lần cho tới khi quả bằng hạt ngô. Nếu có điều kiện thì nên tháo nước tưới tràn. Tưới nước kết hợp với xới xáo và tủ gốc giữ ẩm. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Từ tháng 4 đến tháng 10 hầu như không phải tưới nước cho cà phê.