Cách trị sâu hại cây Tiêu
SÂU HẠI CÂY TIÊU
Hồ tiêu thường được trồng ở các vùng đất thấp dưới 800 mét so với mặt nước biển, có khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ dưới 10°C, cần có cây che bóng, lượng mưa trung bình trong năm từ 1500 – 2500 mm, độ ẩm không khí cao từ 70 – 90%, đây là những điều kiện giúp cây ra hoa đậu quả tốt nhưng cũng là môi trường thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát triển gây hại cho hồ tiêu.
1. Mối hại tiêu
Mối hại cây hồ tiêu có tên gọi là Coptoteranes sp, mối xông đất tạo thành đường di chuyển trên trụ, dây và rễ tiêu. Mối gây hại phần non của rễ, phần vỏ của thân và tạo vết thương trên các bộ phận này tạo điều kiện cho nấm, tuyến trùng xâm nhập và gây bệnh cho cây tiêu.
+ Biện pháp phòng trừ:
Cạo bỏ đường đất di chuyển của mối trên cây tiêu và thân cây trụ, phun kỹ một số loại thuốc hóa học như Pyrinex 20EC, Basudin 40EC. Dưới gốc chú ý xới đất xung quanh trụ tiêu, rải một trong số các loại thuốc trừ mối như Diaphos 10H, Padan 4H, Furadan 3H.
2. Rệp sáp
Rệp sáp hại hồ tiêu có tên khoa học là Pseudococcus sp, có hình bầu dục dài 4 mm, ngang 2 – 3 mm, thân có phủ lớp sáp trắng, quanh mình có các tia sáp dài trắng xốp. Vòng đời của rệp ngắn 30 – 45 ngày, nhưng trong một năm có nhiều lứa rệp phát triển liên tiếp xen kẽ nhau nên khi phát hiện thất trong ổ có cả rệp trưởng thành lẫn rệp non. Rệp càng lớn càng ít di chuyển, nó từ nơi này sang nơi khác chủ yếu nhờ kiến cộng sinh.
Rệp cái đẻ trứng thành bọc có hàng trăm trứng, bên ngoài có lớp sáp trắng bao phủ. Rệp non mới nở màu hồng, trên mình chưa có sáp, chân khá phát triển di chuyển tìm nơi sinh sống cố định. Khi rệp phá hại lâu ngày ở rễ, chúng cộng sinh với nấm Bornetina sp ở trong đất tạo thành những vùng u lớn, bề mặt xù xì màu trắng xám bao quanh các đoạn rễ, bên trong là một đám rệp đủ các lứa tuổi đang bám chặt vào mặt rễ đã bong tróc hết vỏ để chích hút. Rệp hại xuất hiện cuối mùa mưa và nặng nhất từ tháng 12 kéo dài đến khoảng tháng 5 năm sau.
Rệp sáp phát sinh phát triển và gây hại mạnh là khi thời tiết có nhiệ độ cao, ẩm độ thấp. Rệp gây hại ở hai khu vực là trên cây (đọt non, lá non chùm qua, dây tiêu) và dưới gốc (gốc tiêu, rễ tiêu). Tuy nhiên rệp gốc là nguy hiểm vì khó phát hiện và gây thiệt hại nặng hơn cả. Trường hợp khi cây bị vàng lá thì rệp đã đóng “măng xông” rất khó phòng trừ.
Trên cây: Rệp sống tập trung thành từng đám bám chặt vào các ngọn non, cuống lá, gió bông, chùm trái, kẻ cành hoặc mặt dưới lá, chích hút -nhựa làm lá và quả héo khô, rụng non. Sau thời gian rệp phát sinh thường nấm bồ hóng đen phát triển trên chất thải do rệp tiết ra làm đen vỏ quả, mặt lá gây trở ngại khả năng quang hợp của cây. Ban đầu rệp mới xuất ở nách cành và rễ bám trụ, cây chưa có biểu hiện vàng lá. Khi mật độ cao rệp bám trắng trên thân, cành, lá hoặc chùm quả làm cho cây sinh trưởng kém, lá vàng thậm chí rụng quả, bị hại nặng có thể làm vườn cây lụi tàn và chết.
Dưới gốc: Rệp sáp bám và hút dịch ở gốc thân, cổ rễ. Các loài tuyến trùng, nấm bệnh cũng theo các vết thương xâm nhập gây tác hại trầm trọng cho cây, tiêu bị nặng vàng cả cây rất giống bệnh chết chậm. Đầu mùa nắng nếu xới nhẹ 5 – 10 cm ở sát gốc sẽ thấy rệp sáp bám trắng ở phần gốc, nhưng càng về sau rệp càng di chuyển xuống sâu hơn vì bề mặt đất bị khô. Khi rễ bị hại nặng cây rất cằn cỗi, lá vàng rồi héo dần và chết do rễ không khả năng hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cấy.
+ Biện pháp phòng trừ:
Do triệu chứng rệp sáp gây hại hồ tiêu rất giống với hiện tượng vàng lá sinh lý do thiếu nước hay còi cọc do thiếu phân nên cần thường xuyên kiểm tra vườn tiêu để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời. Khi rệp mới xuất hiện cần phun trừ cục bộ để tránh lây lan.
Trên cây: Phun rửa bồ hóng, rệp sáp bằng nước thật kỹ vào mặt dưới của lá, toàn bộ thân cành và chùm quả, sau đó phun thuốc trừ sâu kỹ trên cây, mặt đất bằng Penbis 10ND, Sherzol, Sevin 80WP nồng độ 1.5 – 2 %o. Không sử dụng phân chuồng, vỏ chấu quả cà phê chưa hoai mục vì chứa rất nhiều trứng rệp sẽ lây lan sang tiêu. Sử dụng các loại thuốc hóa học có hoạt chất Naled, Chlorpyriphos Ethyl, Dimethoate, Diazinon, Carbofuran Fenobucarb...
Dưới gốc: Thời điểm trừ rệp thích hợp nhất là vào tháng 11 và đợt 2 lần sau khi thu hoạch xong. Trước khi xử lý thuốc cần phải tưới nước để đất đủ ẩm, thuốc sẽ thấm sâu xuống tầng rễ dưới 30 – 35 cm, mới trừ triệt để được rệp sáp. Bới đất quanh nọc xới cho tới lên, rải thuốc rồi lấp đất lại vi tưới nước. Sử dụng thuốc Supracide hoặc Puradon 3H.Chế phẩm cao cấp trừ nấm bệnh, đốm lá, phấn trắng, rỉ sắt
3. Bọ xít lưới (Elasmognathus nepalensis)
Bộ trưởng thành có màu đen, kích thước 15 x 7 mm, cánh dài quá bụng. mảnh lưng ngực trước kéo dài ra hai bên và phình tròn ở đầu, nhìn giống như hai cánh ngắn. Mặt lưng và cánh trước có cấu tạo lưới, vòi nằm sát mặt dưới của đầu và ngực.
+ Biện pháp phòng trừ:
Vệ sinh, làm cỏ cho vườn tiêu luôn được sạch sẽ. Trồng tiêu với mật độ thích hợp, tạo hình để cây thông thoáng. Sử dụng một trong các chế phẩm sinh học BIOPEST. Trồng tiêu trên cây trụ sống, cây đai rừng hoặc trồng cây che bóng cho vườn tiêu và tủ gốc cho cây tiêu vào mùa khô. Thu dọn và làm sạch cỏ dại, trồng cây phủ đất họ cúc xen giữa hai hàng tiêu. Lớp thảm mục dày sẽ giúp giữ ẩm cho vườn tiêu trong mùa khô. Thiết kế rãnh thoát nước hợp lý, theo dõi và chăm sóc kịp thời cho cây tiêu, không để dây tiêu mọc sát đất.
4. Bọ Đầu Dài (hay Sâu Vòi Voi)
Có tên khoa học là Lophobaris Piperis, bọ trưởng thành có cánh cứng màu nâu đậm, dài 1,5 – 2 mm, đầu có vòi dài cong xuống vuông góc với thân, trên lưng và cánh có nhiều lõm nhỏ. Sâu non màu trắng sữa, đầu màu nâu, cơ thể hơi cong. Bộ trưởng thành đẻ trứng ở thân, cành tiêu. Sâu non đục các đốt thân, đốt cành rồi đục vào trong tạo đường hầm làm thân, cành dễ gãy ngang hoặc bị héo chết. Chẻ dọc thân cây bị sâu bệnh hại thấy sâu non, thường chỉ có một con ở thân hoặc cành bị hại. Bộ trưởng thành cắn phá ở cuống bông, chùm trái non làm hồ tiêu bị rụng bong và rụng trái.
+ Biện pháp phòng trừ:
Chăm sóc, bón phân đầy đủ cho cây tiêu sinh trưởng tốt. Cắt bỏ các cành nhánh khô héo. Phun thuốc khi có bọ trưởng thành xuất hiện hoặc sâu non mới phát sinh: Oncol 20EC, Nurelle D 25/2.5EC, Sumithion 50EC: 125-30 ml/bình 8 lít.
5. Các loại sâu hại khác
Trên cây tiêu còn có các loại sâu hại khác như rệp muội, rầy xanh, rệp sáp gia văn, bọ cánh cứng ăn lá... Tuy nhiên các loài sâu hại này xuất hiện không phổ biến và mức độ gây hại không nghiêm trọng đối với tiêu, dùng chế phẩm sinh học BIOPEST để tiêu diệt.