Bệnh thán thư, tiêu điên, tình trạng thiếu dinh dưỡng ở cây Hồ Tiêu
1.Bệnh thán thư
Bệnh do nấm Colletotrichum sp gây ra, nấm bệnh xâm nhập vào lá làm lá có màu nâu vàng sau chuyển sang màu đen, vết bệnh hình bất định và có quầng vàng ở phía ngoài, vết bệnh lan rộng làm khô và rụng lá. Bệnh thường phát sinh ở chóp và mép lá, về sau lan rộng vào trong phiến lá, la bị bệnh nặng biến vàng. Bệnh cũng lây lan sang nhánh làm khô đốt, rụng cành. Nếu lây sang quả thì bệnh làm quả mới tượng bị khô và lép, còn các đốt thân thì thường ngắn lại, cây tiêu cằn cỗi nhưng nhìn bên ngoài vẫn có vẻ um tùm, ra bông ít, chùm bông ngắn, tỉ lệ đậu trái thấp. Trên lá bị bệnh xuất hiện những đốm lớn màu vàng sau chuyển màu nâu và đen dần, hình tròn hoặc không đều, chung quanh có quầng đen rộng hoặc lá có những phần vàng xanh xen kẽ làm lá có màu loang lổ. Bào tử phân sinh tạo ra nhiều trên các vết bệnh, gặp điều kiện thuận lợi nhất là mưa, gió, tưới nước phát tán sang lá và cây khác.
+ Triệu chứng bệnh
Bệnh thán thư ở hồ tiêu Bệnh thán thư phát triển mạnh khi nhiệt độ cao, nhất là khi ẩm độ lớn (hơn hoặc bằng 90%, bệnh rải rác trong năm, ở điều kiện bón phân không cân đối, chăm sóc kém bệnh sẽ phát triển nhiều. Bệnh thường hay bị nhầm lẫn với triệu chứng thiếu kali ở hồ tiêu, cần chú ý phân biệt để phòng trừ đúng và hiệu quả.
+ Biện pháp phòng trừ: Chăm sóc và bón đầy đủ phân hữu cơ, bón đủ và cân đối các loại phân vô cơ, đặc biệt chú ý đến đợt bón phân sau khi thu hoạch quả. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi vườn cây. Khi phát hiện bệnh có thể dùng các loại thuốc có hoạt chất như Propineb, Carbendazim 500FL, Funguaran OH 50WP, Azoxystrobin... phun kỹ vào toàn bộ lá thân, cành, gốc của nọc tiêu. Thu dọn kỹ những cành cây, gốc rễ bị bệnh đem đi tiêu hủy để tránh lây lan.
Bài Viết Thuốc Xanh Trong Trị Bệnh Chết Nhanh Chết Chậm Cây Tiêu Và Ở Cây Thanh Long
2. Bệnh khảm lá và xoăn lá (tiêu điên)
Bệnh do virus gây nên, tác nhân truyền bệnh là rầy làm lá cong vẹo, cây lùn, lá nhỏ lại, cằn cỗi và cho năng suất giảm. Có nhiều triệu chứng bệnh nhưng nhìn chung có ba biểu hiện phổ biến là khảm lá, khảm lá biến dạng và xoăn lùn.
+ Khảm lá: Lá tiêu không bị biến dạng, biểu hiện đặc trưng là các vế khảm nhẹ trên lá bánh tẻ, giống như triệu chứng khi cây tiêu bị thiếu y lượng. Hồ tiêu vẫn phát triển bình thường và cho năng suất.
+ Khảm lá biến dạng: Lá biến dạng, mép lá quăn, gợn sóng, lá dài và hẹp lại, lá xoăn cuốn vào trong, lá dày và giòn, bề mặt lá nhăn nhúm. Lá bị mất diệp lục, có khảm đốm vàng hay vệt trắng theo gân chính của lá. Cây bị bệnh vẫn phát triển chiều cao và cho quả nhưng cành nhánh thường ngắn và nhỏ, ra hoa ít, chùm quả thưa ít hạt, năng suất hồ tiêu thấp.
+ Xoăn lùn: Cây tiêu bệnh thường có lá rất nhỏ, biến dạng, mặt lá sần sùi; lá dày và giòn, mép lá gợn sóng. Lá bị mất diệp lục từng phần hay toàn bộ lá. Ngọn tiêu nhỏ lại và ra rất nhiều ngọn tạo thành búi lớn sát gốc. - Các lóng đốt của cây tiêu ngắn lại, dẫn đến chiều cao cây cũng thấp hơn so với cây bình thường. Trên vườn tiêu triệu chứng này thường dễ nhận biết và nông dân thường gọi loại bệnh này là “tiêu điên”.
+ Biện pháp phòng trừ: Bệnh gây do virus thường lây lan qua hom giống lấy từ các cây đã mang sẵn mầm bệnh. Các cây này có thể chưa thể hiện triệu chứng xoăn lá, khảm lá nhưng virus đã xâm nhập và hiện diện sẵn trong cây, do đó để phòng bệnh này không nên lấy hom giống từ các vườn tiêu đã có triệu chứng bệnh. Diệt trừ mầm bệnh bằng cách nhổ bỏ những cây tiêu bị bệnh, phun thuốc trừ rầy Trebon hoặc Fenbis.Chế phẩm cao cấp trừ nấm bệnh, đốm lá, phấn trắng, rỉ sắt
3. Bệnh đốm lá và bệnh tảo đỏ
Biểu hiện của bệnh đốm lá là các vết bệnh lấm chấm đen xuất hiện ở cả mặt trên và mặt dưới của lá hồ tiêu, tập trung nhiều ở vùng gần gân lá. Lá bị bệnh nặng thì vàng và rụng.
Ở bệnh tảo đỏ các vết bệnh thường xuất hiện ở mặt trên của lá. Vết bệnh tròn, có màu cam, rờ thấy như lớp nhung mịn, hơi gồ lên trên bề mặt lá. Bệnh cũng có thể tấn công cành quả và dây thân của cây hồ tiêu.
+ Biện pháp phòng trừ: Tuân thủ theo nguyên tắc phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây hồ tiêu. Bón phân cân đối, hợp lý. Rong tỉa cây che bóng để vườn tiêu được thông thoáng. Chỉ nên áp dụng biện pháp hóa học vào những lúc bệnh gây hại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất hó tiêu. Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Carbenzim 500 FL, Derosal 50 SC, Viben C 50 BTN, Tilt 250 EC với nồng độ 0.2 – 0.3%, phun 2 - 3 lần mỗi lần cách nhau 15 ngày.
4. Tình trạng thiếu dinh dưỡng
Vấn đề thiếu dinh dưỡng trên cây hồ tiêu là điều không còn xa lạ với những nhà nông giàu kinh nghiệm, đã trồng tiêu lâu năm, tuy nhiên với những người mới bắt đầu thì đây là những kiến thức hết sức cần thiết để góp phần nâng cao hiểu biết và kinh nghiệm về một số triệu chứng thiếu dinh dưỡng ở hồ tiêu, nhằm giúp phát hiện sớm và có biện pháp sung dinh dưỡng kịp thời, tăng hiệu quả trong canh tác loại cây này.
+ Thiếu Đạm: Biểu hiện của việc thiếu đạm (N) ở hồ tiêu thấy rõ nhất khi cây sinh trưởng chậm lại, ít ra cành hơn và chồi lá chuyển màu. Hiện tượng vàng lá thường xuất hiện bắt đầu từ dưới gốc lên, khi các lá ở dưới thấp đã vàng nhạt thì lá ở tầng phía trên vẫn còn giữ được màu xanh tương đôi.
Khi bị thiếu đạm lá tiêu sẽ chuyển dần sang vàng nhạt rồi tới màu vàng đậm và đầu ngọn lá bị khô. Khi lá rụng nhiều có nghĩa là cây tiêu đang (trong tình trạng thiếu đạm nghiêm trọng. Cây tiêu rất cần đạm, tuy nhiên nếu bón quá nhiều thì cây sẽ ra nhiều lá mà ít ra hoa đậu quả, hạt dễ bị xốp, làm giảm khả năng chống đỡ với sâu bệnh khi thời tiết thay đổi thất thường.
+ Thiếu Kali: Biểu hiện triệu chứng thiếu kali (K2O) có thể nhận biết được ở lá của cây tiêu trưởng thành. Lá tiêu chuyền vàng và xuất hiện các đốm chết màu xám, vết hoại chết thường có hình chữ V ở đầu mép lá, đây là hiện tượng “cháy đầu ngọn”. Đỉnh lá bị cháy kéo dọc theo rìa lá, giòn dã gãy, phiến lá cong, dây tiêu tuy không chết nhưng cho năng suất giảm.
+ Thiếu Lân: Biểu hiện thiếu lân (K) ở cây hồ tiêu hiếm khi xuất hiện rõ ràng và rất khó nhận biết trên các vườn hồ tiêu. Trường hợp thiếu lân nghiêm trọng thể hiện ở sự sinh trưởng chậm còi cọc của cây. Điều này không rõ lắm ở đỉnh sinh trưởng các dây thần, nhưng các cành ngang bị ảnh hưởng nặng nề hơn và cây rất ít ra cành ngang thứ cấp. Phiến lá của các lá ở cây trưởng thành trở nên xanh xám đục, chuyển sang màu đồng, dày cứng và thỉnh thoảng có các đốm chết ở đầu lá, sau đó lá bị rụng. Cây tăng trưởng chậm lại, cằn cỗi, ít đậu trái.
+ Thiếu Magiê và Kẽm: (Mg & Zn)
Đây cũng là một yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng đối với cây tiêu Hiện tượng thiếu magiê xuất hiện trước tiên trên các lá già và phát triển dần lên các lá non hơn. Hồ tiêu thiếu magiê, phiến lá trở nên úa vàng trong khi gân chính vẫn xanh, vệt vàng thường xuất hiện từ trung tâm của một nửa đầu phiến lá rồi lan dần ra mép lá và phía cuống lá, vùng phiến lá gần cuống lá thường vẫn giữ được màu xanh. Trường hợp thiếu magie nặng thì lá rụng đồng loạt, trên cây còn các cành trơ trụi và một ít lá non hơn không bị ảnh hưởng.
Biểu hiện của tình trạng thiếu Magie Phổ biến ở giai đoạn ra hoa và lúc trái già, lá mất màu diệp lục, gân lá màu vàng, lá trưởng thành màu xanh nhạt, vàng dọc theo chiều dài gân lá, làm lá rụng. Tình trạng thiếu Magie ở hồ tiêu thường đi kèm với tình trạng thiếu kẽm.
+ Thiếu Canxi: Canxi ảnh hưởng tới môi trường đất trồng, đất, tăng khả năng hoạt động của vi sinh vật có ích trong đất.
Canxi có ảnh hưởng tốt tới sự phát triển của đọt cây và rễ cây, sự cấu tạo của hoa và lưu chuyển chất khô từ thân lá qua trái tiêu. Tình trạng thiếu canxi thường ảnh hưởng đến tán lá phía dưới trụ tiêu hơn là tán lá phía trên cao. Lá xuất hiện các vệt úa vàng từ một hay cả hai bên phiến lá gần cuống hoặc ở đoạn giữa lá. Vệt úa vàng đi dần vào trong gần chính tiếp theo là sự hoại tử. Các vết hoại tử nhỏ có thể xuất hiện rải rác giữa các gân lá, ở mặt trên hoặc mặt dưới của lá, lá tiêu sẽ rụng trước khi các vết hoại tử này phát triển mạnh. Ở một số trường hợp có thể gây cho tiêu bi rụng lóng tháo khớp. Khi bị thiếu canxi nặng cây tiêu sẽ cằn cỗi, các bóng ngắn lại, lá non màu xanh nhạt, mép lá cháy xém gần phiến lá màu xanh nhạt, xuất hiện các đốm nâu ở giữa gân lá mặt trên và mặt dưới lá.
+ Thiếu Lưu huỳnh: Thiếu lưu huỳnh (S) làm ảnh hưởng đến sự tổng hợp protein, gây ra giảm diệp lục, làm các lá non có màu trắng, thiếu lưu huỳnh làm chậm hoặc ngăn cản sự ra hoa và dẫn đến làm giảm năng suất cây trồng.
+ Thiếu trung vi lượng: Ngoài các nguyên tố nêu trên, hồ tiêu cũng cần một số các nguyên tố trung vi lượng khác như Magan (Mz), Sắt (Fe), Molipden (Mo) và Bore (Bo), tuy nhiên chỉ nên bón vừa đủ vì thiếu hay thừa đều có hại cho hồ tiêu.
Các chất vi lượng này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cây hồ tiêu có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển, chất lượng và năng suất khi thu hoạch vì thế cần phải theo dõi để bổ sung kịp thời khi thấy cây có triệu chứng thiếu những chất này.
Việc bón bổ sung chất vi lượng hoặc phun vi lượng cho hồ tiêu là điều cần thiết tuy nhiên phải đúng liều lượng vì bón hay phun quá nhiều đều có thể gây tác hại cho cây, làm ảnh hưởng đến sự phát triển, năng suất và sản lượng của hồ tiêu.