Bệnh hại bông
Bệnh xanh lùn:
Triệu chứng: Rìa lá cong xuống phía dưới, các đốt thân - cành ngắn lại, cây lùn, khả năng ra hoa đậu quả kém, quả nhỏ, phẩm chất xơ giảm. Nếu cây bông chưa được 50 ngày tuổi mà đã mắc bệnh xanh lùn thì hầu như không cho thu hoạch. Bệnh gây ra do virus và lan truyền nhờ côn trùng môi giới là rệp bông.
Cách phòng trừ:
- Vệ sinh đồng ruộng tốt, trồng luân canh bông với các cây trồng khác, bón phân cân đối, gieo đúng thời vụ, chăm sóc kịp thời. Nếu phát hiện có cây bị bệnh thì phải nhổ bỏ ngay.
Xử lý hạt giống bằng Gaucho 70 WP, liều lượng 5 g/ 1 kg hạt bông.
- Trồng giống ít bị nhiễm hay kháng rệp.
Phun trừ rệp cục bộ để tránh lây lan trong ruộng bông.
Dùng các loại thuốc trừ rệp như đối với trừ rầy xanh.
Bệnh gây hại trên lá. Cây bị bệnh nặng lá sẽ vàng, nụ và hoa quả non bị rụng, quả chín ép, năng suất giảm.
Cách phòng trừ:
Tiêu huỷ tàn dư bông vụ trước, luân canh bông với các cây trồng khác, bón phân cân đối.
Nên phun thuốc ngay cả khi bệnh chưa xuất hiện hoặc khi mới phát hiện thấy đốm bệnh. Dùng 1 trong những loại thuốc sau:
Derosal 50 SC: 1 - 1,5 lít/ha(30 - 35 ml/ bình)
Topsin M70 WP: 1 - 1,5 kg/ha (30 - 35 ml/ bình)
Anvil 50 EC:1-1,5 lít/ha (30 - 35 ml/bình)
Bệnh đốm - cháy lá:
Bệnh xuất hiện trong mùa mưa, làm thối quả ở tầng dưới, năng suất cây giảm
Cách phòng trừ:
Vệ sinh đồng ruộng, luân canh bông với các cây trồng khác.
Phun thuốc Monceren 250 SC, liều lượng 0,4 - 0, 6 lít/ha (10 -15 ml/ bình): Validacin 50 EC, liều lượng 0,5 lít/ha (15 ml/ bình): Phun 1 - 2
lần vào lúc cây xoè 2 lá mầm và khi cây được 10 ngày tuổi.
Thời kỳ cây lớn, nếu phát hiện có bệnh thì phun thuốc Monceren 250 SC, liều lượng 1 - 1,5 lít/ha (30 - 35 ml/ bình
* Bệnh lở cổ rễ:
Triệu chứng: Cây héo, ngọn rũ xuống. Cây bị bệnh rất dễ nhổ, vết bệnh có mầu mốc trắng, nâu hoặc đen và ăn vòng quanh thân chỗ gần sát mặt đất.
Bệnh gây hại từ khi cây bông vừa nảy mầm đến giai đoạn 3 - 4 lá thật trong điều kiện nhiệt độ thấp vàđộ ẩm đất cao.
Cách phòng trừ:
Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây trồng vụ trước.
- Cày bừa đất kỹ, san mặt ruộng cho bằng phẳng để đất thoáng và không đọng nước.
Dùng hạt giống không bị bệnh. Không gieo hạt quá sâu. Ở vùng có bệnh phổ biến cần phải tăng lượng hạt giống gieo.
Xử lý hạt giống bằng Fovral 50WP, liều lượng 3 - 5g/kg hạt, hoặc Monceren 70WP, liều lượng 3 - 5 g/kg hạt.
- Ngoài ra, khi cây bông đã mọc, có thể phun thuốc Monceren 250 SC với liều lượng 0,4 . 0,6 lít/ha (10 - 15ml/bình), hoặc dùng Monceren 70WP với liều lượng 0,2kg/ha (6g/bình).
Thu hoạch.
Cây bông từ lúc gieo đến khi quả đầu tiên nở thường mất 100 - 115 ngày. Quả bông nở đầy đủ là khi có các múi bông bung, xốp, toàn bộ bông phủ kín quả. Quả chưa chín hẳn sẽ có màu xanh, vỏ qủa tươi, múi bông chưa bung mà vẫn ở dạng múi cau.
Dụng cụ thu bông tốt nhất là bằng sọt tre, bao bố, bao vải. Thu bông tốt trước, bông sâu bệnh thu đợt sau. Hoặc có thể mang 2 túi: Một túi đựng bông tốt, một túi đựng bông xấu. Nhất thiết phải phân loại ngay trong lúc thu hái vì như vậy đỡ tốn công về nhà phân loại. Không để rơi các vật lạ như: đất, lá, sợi nilông... vào bông vì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phẩm cấp của bông.
Thời gian thu hoạch bông tốt nhất là 8 - 11 giờ sáng và 3 - 6 giờ chiều.
Thu hái về phải phơi ngay. Chỉ cần phơi 2 - 3 nắng là đạt yêu cầu.