Bệnh cây cà phê - Sâu đỏ
Cà phê chè thường bị sâu bệnh nhiều hơn so với cà phê vối.
Cà phê chè thường bị sâu đục thân, sâu gặm vỏ, sâu đỏ, rệp sáp, rệp vây xanh... gây hại. Cà phê chè còn dễ bị các bệnh nấm như: gỉ sắt, nấm hồng, nấm mạng nhện, nấm khô cành, khô quả. Để phòng trừ, cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật từ khâu chọn giống, canh tác, đến sử dụng thuốc bảo quản thực vật.
Nếu cây bị hại nặng thì bắt buộc phải nhổ và đốt để hạn chế lây lan.
* Sâu gặm cỏ:
Các giống cà phê thưa cành, ít lá, đoạn thân cao và trống trải như Bourbon, Typica... dễ bị sâu gặm vỏ hại nhiều và nặng hơn so với các giống như Catinor, Catura, Catuay (là các giống thấp cây, rậm cành, thân được che chắn).
Sâu non gặm tới đâu thì mặt vỏ phía ngoài nổi cộm lên tới đó. Trong quá trình sinh sống của sâu non, các mạch dẫn của vỏ và gỗ thân bị cắt ngang làm cho sự vận chuyển nước và chất dinh
dưỡng bị trở ngại. Điều này khiến tán lá bị vàng và héo. Khi sâu gặm thành vòng tròn khép kín quanh thân thì cây sẽ vàng úa và héo chết.
- Cách phòng trừ sâu gặm vỏ tiến hành như đối với sâu đục thân.
* Sâu đỏ:
Sau khi nở, sâu non đục vào cành non làm cho các lá phía trên lỗ đục héo rồi chết khô. Càng lớn, sâu càng đục sâu vào giữa thân hoặc cành làm thành 1 đường ống thẳng, rỗng ở giữa phần gỗ. Trong quá trình sinh sống, sâu đỏ tạo 1 lỗ tròn ngang thân hoặc cành để đùn phân dạng mùn cưa ra ngoài. Thân hoặc cành dễ bị gãy ngang nơi có lỗ đùn phân.
Sâu đó có thể phát sinh gây hại quanh năm. Song, nặng nhất là từ cuối mùa xuân đến cuối mùa thu.
- Biện pháp phòng trừ: Chủ yếu là cắt cành bị sâu. Nếu mật độ sâu nhiều thì sau khi cắt cành nên chăm bón bổ sung cho cà phê. Các cây trồng khác như chè, muồng... nếu có sâu đỏ cũng cần tiến hành diệt trừ luôn cùng với cà phê.